Trong Cẩm nang cho những người mới nuôi cá dĩa việc phòng và chữa bệnh ca dia rất cần thiết bởi nó ảnh hưởng tới sự phát triển và thẩm mỹ của cá. Cá dĩa thường bị mắc bệnh nấm ở mắt, bạn đã biết cách chữa? cùng lamnong.net tìm hiểu hai phương pháp sau.
Bệnh nấm mắt có triệu chứng có màng trắng đụng, mắt có thể sưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới bị mù và bị mắc ở các loài cá dĩa.
Các loài cá dĩa
Phương pháp điều trị 1:
Bước 1: Đánh thuốc tím với liều lượng 1 gói nhỏ cho 500l nước ngâm từ 1-2giờ rồi cọ rữa sạch sẽ hồ thay 99% nước. Nếu khi đổ thuốc tím vào mà cá nằm ngữa trên mặt nước là đánh quá liều nên chà rữa hồ ngay và thay sạch sẽ nước.
Bước 2: Bỏ ciprofloxacin 500mg. Ngâm liên tục 3 ngày rồi ngày thứ 4 thay 25% thêm thuốc. Ngày thứ 5 nếu thấy cá đỡ thì thay 50% nước không đánh thuốc. Nếu cá còn thì đánh thêm thuốc, còn sau 3 ngày mà cá vẫn yếu thì đừng thay nước cứ ngâm tiếp tục và nhớ đứng cho ăn gì cả,mở máy loc và oxy.
Phương pháp điều trị 2:
Dùng Bacvisorb Ngừa và đặc trị các bệnh viêm nhiễm khuẩn trên mang, ký sinh trùng. Đặc trị các bệnh đục mắt, sưng miệng, lở loét vây, đuôi và thân, ghẻ, nấm mang hiệu quả.
Cách sử dụng: để trị bệnh sử dụng 1gr đánh trực tiếp vào nước cho 50L nước, để phòng bệnh đánh 1gr cho 100L nước.
Bệnh ca dia
Phương pháp điều trị 3:
+ Ra tiệm thuốc Tây mua 1 vỹ Tetraciline 500mg, pha 2 viên vào tách nước, khuấy đều rồi đổ vào hồ.
+ Cắm sưởi ở 33 đến 35 độ.
+ Cho vào 01 chén nhỏ muối hột.
+ Tắt lọc, tắt oxy.
+ Sau 24 giờ thay 1/2 nước, cho thêm một viên + ít muối.
+ Sau 24 giờ nữa thì thay 1/2 nước, cho ít muối. Nếu thấy cá đỡ hơn thì khỏi cho thêm thêm thuốc, ngược lại thì cho thêm 1 viên nữa.
Sau khi cá khỏi bạn nên vệ sinh bể cá thường xuyên tránh vi khuẩn xâm nhập vào hồ, bạn cũng nên họccách nuôi bobo cho cá ăn để tăng thêm sức đề kháng cho cá tránh các bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cá.
Nguồn: Sưu tầm