Đây là căn bệnh không mới, nhưng đến nay vẫn gây tổn thất lớn cho gà. Để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra, người nuôi cần nắm được kiến thức cơ bản về căn bệnh này để biết cách phòng ngừa và dùng đúng thuốc điều trị.
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ và THƯƠNG HÀN)
– Bệnh bạch lỵ là bệnh truyền nhiễm ở gia cầm con đến 3 tuần tuổi, do vi khuẩn Salmonella pullorum gây ra. Vi khuẩn tồn tại hàng tháng ở nhiệt độ bình thường nhưng dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng như BIODINE, BIOXIDE, BIOSEPT, BIO-GUARD.
– Bệnh thương hàn xảy ra ở gia cầm lớn do vi khuẩn Salmonella gallinarum gây ra ở gà, vịt, chim cút, gà tây, chim trĩ, con công, chim bồ câu, đà điểu, ngan, ngỗng.
ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN
Có hai cách lây truyền:
Lây truyền dọc: Gà mái bị bệnh mãn tính (có thể mang cả hai mầm bệnh thương hàn và bạch lỵ) -> mầm bệnh sẽ truyền qua trứng -> trứng nở ra gà con sẽ bị bệnh.
Lây truyền ngang: Phổ biến nhất là bệnh lây lan do tiếp xúc với phân gà bệnh hoặc lây lan qua thức ăn, nước và rác thải bị ô nhiễm, cũng như quần áo, giày dép, xe cộ và thiết bị.
Trên thực tế hai bệnh này rất giống nhau nên biện pháp phòng trị như nhau.
DẤU HIỆU LÂM SÀNG
– Gà con: Biểu hiện đầu tiên là ủ rũ, ít vận động, mắt lim dim, kêu chiêm chiếp liên hồi, cánh xệ, bỏ ăn, uống nước nhiều tiêu chảy phân lỏng, mùi hôi thối, màu vàng lục, về sau phân trắng như vôi, phân bết quanh hậu môn.
Tỷ lệ chết cao nhất ở giai đoạn 2 tuần tuổi đầu tiên và thời gian úm.
– Gà lớn: Thường bị bệnh ở dạng mãn tính. Triệu chứng không rõ rệt, chỉ thấy tiêu chảy màu xanh lục, phân bết đít, có khi hậu môn lộn ra ngoài, mồng tích teo dần. Giảm đẻ, trứng méo mó. Buồng trứng bị viêm, nhiều trứng teo, trứng non dị hình có màu xanh xám. Trứng bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ phôi chết cao, tỷ lệ ấp nở thấp, gà con nở ra yếu ớt.
BỆNH TÍCH MỔ KHÁM
Bạch lỵ: Lòng đỏ không tiêu hết, ruột hoặc manh tràng bị viêm, gan, lách sưng to, có màu đỏ tím, có nhiều tinh thể urat trong niệu quản.
Thương hàn: Viêm đoạn đầu ruột non, gà bị thiếu máu, gan sưng lớn có ánh màu đồng với nhiều nốt hoại tử, thận, lách bị ứ máu.
ĐIỀU TRỊ
Dùng một trong các kháng sinh cho hiệu quả cao như BIO-ENROFLOXACIN 10% ORAL hoặc BIO-NORFLOXACIN 100 ORAL hoặc BIO-AMPI-COLI. Nên cấp thêm BIO-VITA-ELECTROLYTES để tăng sức đề kháng và chống mất nước.
PHÒNG BỆNH
– Gà con mới bắt về: Cho uống BIO-TETRA.COLIVIT hoặc BIO-AMCOLI PLUS để phòng bệnh từ 3 – 5 ngày. Trong giai đoạn úm mỗi tuần dùng một đợt kháng sinh 2 ngày để phòng bệnh.
– Sát trùng kỹ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp. Chọn trứng sạch để ấp, nếu trứng bẩn thì phải nhúng trứng vào thuốc sát trùng BIOXIDE với liều 1ml pha vào trong 1 lít nước sạch trước khi đem ấp.
– Kiểm tra toàn bộ đàn gà giống bằng phản ứng huyết thanh để loại bỏ những gà mang trùng.
– Nuôi dưỡng gà con cách ly với gà lớn.
– Khi thời tiết thay đổi nên phòng bệnh bằng các kháng sinh như BIO-ENRO C hoặc BIO-TYLODOX PLUS hoặc BIO-GENTATRIM. Thỉnh thoảng cấp thêm vitamin như BIO-VITAMIN C 10% và BIO-ELECTROLYTES để tăng sức đề kháng và phòng ngừa stress cho gà.
Nguồn: sưu tầm