Bệnh giun phổi ở Gia súc nhai lại

Bệnh giun phổi ở loài nhai lại còn gọi viêm phế quản, nguyên nhân do ký sinh trùng.

Bệnh giun phổi ở Gia súc nhai lại - benh giun phoi o gia suc nhai lai 500x333

Bệnh thường phát nhiều ở loài nhai lại, nhất là bò từ 2-12 tháng tuổi, sau đó giảm dần, đến tuổi trưởng thành bệnh nhiễm rất thấp. Bệnh gây ra do giun Dictyocaulus viviparus ký sinh ở phế quản và khí quản trâu bò và Dictyocaulus filaria ký sinh ở dê, cừu.

Cơ chế lây lan:

Giun trưởng thành sống ở đường hô hấp của phổi, khí quản và phế quản. Giun rất nhỏ, mảnh, dài 3-5 cm, dễ nhìn thấy khi mổ khám. Giun trưởng thành đẻ trứng, trứng có thể nở ngay thành ấu trùng, con vật ho bật lên, nuốt vào đường tiêu hoá và thải theo phân ra ngoài. Ở ngoài môi trường chúng nhanh chóng lột xác 2 lần thành ấu trùng III, gọi là ấu trùng cảm nhiễm, có khả năng gây bệnh.

Bò ăn phải ấu trùng lẫn trong cỏ, nước uống, ấu trùng tới ruột non, lột bỏ màng bọc, chui vào niêm mạc ruột, theo hệ lâm ba vào máu và về phổi. Tới phổi ấu trùng chui qua mạch máu vào phế bào và các phế quản nhỏ phát triển thành giun trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời từ 21-30 ngày và chúng có thể sống ở phổi từ 2 tháng đến 1 năm.

Cơ chế sinh bệnh:

Ấu trùng di hành làm tổn thương một số cơ quan tổ chức như: Niêm mạc ruột, hạch lâm ba, phế quản … Nếu nhiễm lượng giun lớn, gây viêm phổi, khó thở, ho, khí quản mất tính đàn hồi, nếu nhiễm khuẩn thứ phát có thể có mủ hay hoại tử phổi. Mặt khác chúng tiết độc tố làm con vật ngộ độc, sốt cao, gầy yếu…

Triệu chứng lâm sàng:

Thường biểu hiện giới hạn ở gia súc non bao gồm: Ho khan, ho ướt, số lần ho tăng dần lên (ho nhiều vào ban đêm). Con vật khó thở, chảy nước mũi, sốt từ 39,5-400C. Ăn kém hoặc bỏ ăn, gầy yếu dần, nếu phổi nhiễm trùng có mủ hoặc hoại tử con vật sẽ bị tử vong.

Bệnh tích:

Xác chết gầy, dưới da thuỷ thũng, xoang ngực tích nước, phổi sưng to, trên mặt phổi nhiều mụn, mầu phổi giống mầu gan và giun chứa đầy trong các chi nhánh phế quản.

Phòng và điều trị bệnh:

Phòng bệnh:

  • Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng.
  • Tẩy giun định kỳ bằng một trong các loại thuốc ở phần điều trị.
  • Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như: Chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, ủ phân diệt trứng giun định kỳ

Điều trị: Có thể dùng một trong các loại thuốc sau.

  • Ivermectin: 2,5- 3 mg/kg thể trọng, tiêm bắp.
  • Levamison: 6-7,5 mg/kg TT, tiêm bắp.

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Bệnh giun phổi ở Gia súc nhai lại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *