Bệnh có thể gây hại ở tất cả các độ tuổi của cây từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây đã trưởng thành và cho bông. Và trên tất cả các bộ phận của cây lan, từ thân lá rễ đến cả bông hoa, nhưng điển hình nhất vẫn là trên lá.
Bệnh này có thể do một số loài nấm như Phytopphthora palmivora, P. cactorum…nhưng trong điều kiện nhiệt đới nóng, ẩm như ở nước ta thì thường là do nấm P. palmivora và đôi khi có cả nấm Pythium ultimum gây ra.
Bệnh có thể tấn công gây hại trên nhiều giống phong lan, nhưng thường gây hại nhiều hơn trên giống lan Catleya (Cát lan) như giàn lan của nhà bác.
Bệnh có thể gây hại ở tất cả các độ tuổi của cây từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây đã trưởng thành và cho bông. Và trên tất cả các bộ phận của cây lan, từ thân lá rễ đến cả bông hoa, nhưng điển hình nhất vẫn là trên lá.
Trên lá, ban đầu vết bệnh chỉ là những vết nhỏ nhũn mọng nước mầu xanh tái, sau đó lan rộng dần ra và nhanh chóng chuyển sang mầu đen, về sau có thể thấy những khuẩn ty mầu trắng trên vết bệnh, nếu nặng có thể làm cho lá bị rụng sớm.
Để hạn chế tác hại của bệnh, bác có thể áp dụng một số biện pháp sau:
– Không nên trồng những cây lan có triệu chứng đã bị nhiễm bệnh.
– Không nên dùng giá thể là những chất liệu hút nước nhiều, giữ nước lâu như vỏ dừa khô…
– Trước khi trồng, chậu và giá thể phải được khử trùng bằng dung dịch Formol pha với nước theo tỷ lệ cứ 5 phần Formol 40% pha với 100 phần nước, phun tưới lên chậu và giá thể sau đó dùng bạt nilon phủ kín trong 2-3 ngày rồi mở ra khoảng một ngày cho bay hết mùi Formol sau đó mới trồng cây lan vào.
– Không nên treo hoặc đặt chậu lan quá thấp để nước không bắn lên mỗi khi có mưa.
– Khi cây lan còn nhỏ nên có mái che mưa, vì giai đoạn này cây lan rất dễ bị nhiễm bệnh.
– Không nên trồng hoặc đặt chậu lan quá dầy, để giữ cho giàn lan luôn thông thoáng, khô ráo.
– Vào mùa mưa không nên tưới nước quá nhiều, không nên tưới nước quá trễ vào chiều tối, tạo ẩm ướt cho giàn lan suốt đêm.
– Kiểm tra giàn lan thường xuyên, nếu phát hiện cây chớm bị bệnh cần đưa ra cách ly ở một khu vực riêng để tiện chăm sóc và chữa trị.
– Khi cây bị bệnh có thể dùng một trong vài loại thuốc sau đây để phun xịt: Aliette 80wp; Vialphos 80BHN; Vitaxyl 35BTN; Ridomil 25WP… xịt định kỳ cách nhau khoảng một tuần một lần.
Nguồn: sưu tầm
Tìm bài này trên Google:
- bệnh thối nhũn trên phong lan