Site icon Nuoitrong123

Các bệnh về da ở Mèo

Nếu những tư thế đường hoàng trang nghiêm của mèo yêu nay được thay thế bằng việc chúng gãi và liếm liên tục, có thể mèo đã gặp phải một vấn đề nào đó về da.

Mèo dễ bị nhiễm trùng da, ký sinh trùng, dị ứng, và rất nhiều vấn đề về da khác mà ta rất thường hay gặp ở con người. Bài viết sau đây đã biên soạn hình ảnh về những vấn đề về da mèo thường hay gặp nhất.

Nổi mụn trứng cá

Mèo có thể không phải lo lắng về thảm họa sau một buổi tiệc thâu đêm suốt sáng, nhưng chúng cũng có thể nổi mụn. Mụn trứng cá ở mèo thường xuất hiện ở trên hay các vị trí xung quanh cằm mèo. Nguyên nhân có thể do căng thẳng, mèo ít được chải chuốt, dị ứng với thuốc, tình trạng lớp biểu bì da, hay thậm chí là bát nhựa đựng thức ăn và nước cho mèo. Bác sĩ thú y của bạn có thể đề nghị bạn mua một loại dầu tắm hoặc gel đặc hiệu để tẩy rửa sạch những nơi bị mụn, hoặc bạn sẽ phải mua thuốc kháng sinh nếu mụn đi kèm với nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn

Trong rất nhiều trường hợp, nhiễm trùng da do vi khuẩn phát triển như một hệ quả của vấn đề khác ở da. Ví dụ như mụn trứng cá ở mèo có thể khiến nang lông của mèo dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến viêm nang lông. Mặc dù có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn, nhưng điều quan trọng là phải giải quyết hết tất cả những vấn đề về da tiềm ẩn nhằm ngăn chặn những vấn đề này có thể tái phát.

Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men được gây ra bởi một loại nấm và cũng có nhiều khả năng chúng nảy sinh do một bệnh khác ở mèo. Tai là một trong những nơi dễ bị nhiễm trùng nấm men nhất trên cơ thể mèo. Dấu hiệu khi mèo đã bị nhiễm trùng nấm men có thể bao gồm mủ đen hay vàng, tai có những vết đỏ, mèo gãi tai liên tục không dứt. Sử dụng thuốc kháng nấm là một trong những cách tốt nhất điều trị nhiễm trùng nấm men, nhưng bạn phải chắc chắn mang mèo cưng đến bác sĩ thú y để chuẩn đoán trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào lên mèo.

Bệnh ecpet mảng tròn

Ecpet mảng tròn là một loại nấm khác có thể gây tổn thương cho da mèo, đặc biệt khi chúng dưới 1 năm tuổi. Căn bệnh này có thể thương tổn trên đầu, tai, và chi trước của mèo. Vùng da xung quanh những thương tổn này thường bị bong ra từng mảng và không thể mọc lông. Bệnh ecpect mảng tròn rất dễ lây lan và có thể lây lan ra các vật nuôi khác, cũng như lây qua người trong nhà. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng có thể bao gồm dầu gội đặc trị, thuốc mỡ để bôi, hay thuốc uống.

Nấm sâu Sporotrichosis

Dù Sporotrichosis – một loại nấm khác hiếm gặp – chỉ gây ra những thương tổn nhỏ và cứng, chúng có thể gây rỉ mủ. Nấm sâu Sporotrichosis được cho là một mối quan tâm sức khỏe của cộng đồng bởi các loại nấm thường hay lây lan từ mèo sang người. Những người có hệ thống miễn dịch yếu thường rất dễ bị nhiễm nấm. Vì những lý do này, những con mèo bị nhiễm nấm sâu Sporotrichosis cần được điều trị kịp thời, cũng như người chăm sóc mèo phải hết sức cẩn thận và tỉ mỉ vấn đề vệ sinh để tránh lây lan bệnh.

Viêm da dị ứng

Mèo có thể có những phản ứng dị ứng với những sản phẩm chải chuốt làm đẹp, thực phẩm, và các chất kích thích từ môi trường như phấn hoa hay những vết cắn của bọ chét. Gãi đầu hay cổ là những triệu chứng phổ biến của dị ứng thực phẩm. Các triệu chứng của dị ứng khác bao gồm cắn chân, cắn đuôi hay gãi tai. Dị ứng có thể gây ra rụng lông hay tổn thương da ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể mèo, bao gồm cả bụng. Có rất nhiều phương pháp điều trị làm dịu ngứa da do dị ứng. Tuy nhiên, việc tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng vẫn là biện pháp tốt nhất cho vấn đề này.

Rụng lông từng mảng

Nếu bạn sống với mèo, bạn phải học cách đối mặt với việc nhìn thấy lông mèo rụng đầy trên chiếc áo len yêu thích của mình. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mèo cưng đang rụng lông nhiều hơn bình thường hay xuất hiện những mảng da không có lông mọc, hãy đến gặp bác sĩ thú y của bạn càng sớm càng tốt. Việc rụng lông bất bình thường có thể là một dấu hiệu cảnh báo một số bệnh tật, cũng như bọ chét, căng thẳng, dị ứng, hay suy dinh dưỡng.

Bọ chét

Ý nghĩ về việc có một loại con trùng nhỏ bé sống nhờ vào máu mèo cưng của bạn có thể khiến bạn rùng mình. Tuy nhiên, bọ chét là một vấn đề về da rất phổ biến ở mèo. Bạn có thể tìm thấy chúng hay phân của chúng trên bộ lông mèo, đặc biệt ở các vị trí lông nhạt màu. Các dấu hiệu khác chứng tỏ mèo của bạn đang bị bọ chét bao gồm gãi liên tục, xuất hiện những thương tổn về da có vỏ cứng, lông mỏng ở phần đuôi mèo. Để diệt trừ bọ chét, bạn sẽ vừa điều trị cho mèo cưng, vừa khử sạch nội thất, giường, chăn, nệm. Quy trình ngăn ngừa bọ chét hàng tháng là tiêu chuẩn vàng để kiểm soát vấn đề này. Việc làm này không chỉ loại trừ được bỏ chét trên cơ thể mèo cưng mà bọ chét sống trong nhà bạn cũng sẽ dần dần được diệt trừ bởi chúng sẽ không thể sinh sản được nữa. Hãy điều trị bọ chét cho tất cả vật nuôi trong nhà để công việc này đạt hiệu quả tối ưu.

Ve tai

Ve tai là một loại ký sinh trùng nhỏ thích sống trong sáp và dầu ở bên trong tai mèo. Khi chúng ăn những thứ ở tai mèo như vậy, chúng có thể gây viêm nhiễm dẫn đến nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng tai rât nghiêm trọng. Dấu hiệu khi mèo bị nhiễm ve tai bao gồm gãi tai quá nhiều, hay lắc đầu, có mùi nồng và một chất thải tối màu từ trong tai mèo. Hãy nghĩ ngay đến ve tai khi cả hai tai mèo đều bị ảnh hưởng. Bạn có thể điều trị ve tai bằng các sản phẩm chuyên dụng theo chỉ định của bác sĩ thú y.

Rận

Rận là một loại ký sinh trùng xuất hiện khi da bị khô. Chúng được tìm thấy ở những con mèo con ít được quan tâm và thường không được chú ý. Một cuộc công phá lớn của rận có thể dẫn đến việc mèo gãi nhiều, thao thức, bồn chồn, những dấu hiệu bất thường ở bộ lông mèo, và rụng lông. Cũng giống như ve, bạn có thể điều trị rận bằng những phương pháp đặc trị. Vì rận là loài chỉ sống trên một số sinh vật nhất định, bạn sẽ không phải lo lắng việc rận sẽ lây từ mèo sang bạn.

Lông đuôi thưa

Còn được gọi là tăng sản tuyến ở đuôi, lông đuôi thưa dùng để chỉ những tuyến hoạt động quá mức trên đuôi mèo. Các tuyến này sản xuất ra các chất bài tiết dạng sáp dẫn đến việc rụng lông và những thương tổn cứng giòn. Trong những trường hợp nặng, tình trạng này sẽ khiến cho đuôi dễ bị nhiễm trùng vi khuẩn. Việc thiến mèo có thể loại bỏ được vấn đề này ở những con mèo đực. Một vài phương phá điều trị khác bao gồm chăm chải đuôi và sử dụng dầu tắm có công thức đặc trị.

U hạch ái toan

Nếu mèo của bạn có những vết loét lan rộng ra hay những thương tổn ở mũi và môi, nó có thể đang bị một loại phản ứng dị ứng mang tên u hạch ái toan. Phản ứng này có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất ở mặt, miếng đệm lót dưới bàn chân và đùi. Đôi khi nguyên nhân của những thương tổn đó có thể là do dị ứng thức ăn hay bọ chét, tuy nhiên, những tổn thương này có thể dẫn đến việc da mèo bị nhiễm trùng vi khuẩn. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.

U da

Một khối u trên da mèo không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh ung thư. Tuy nhiên, bạn cũng cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để chuẩn đoán bệnh. Những con mèo già và những con mèo có đầu và tai trắng đặc biệt rất dễ bị ung thư da. Để xác nhận một chuẩn đoán cho căn bệnh ung thư, việc sinh thiết là điều nên làm. Nếu đó chỉ là một cái u nhỏ, bác sĩ thú y sẽ khuyên bạn nên cắt bỏ nó hoàn toàn. Đối với những khối u chưa lan rộng, đây có thể là việc điều trị cần thiết duy nhất.

Da khô và bong ra từng mảng

Như con người, da mèo cũng có thể bị khô và bong ra từng mảng vào mùa đông. Thông thường, đây không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên mang mèo cưng đến bác sĩ thú y để chuẩn đoán. Gàu dai dẳng có thể là một dấu hiệu của suy dinh dưỡng, chải chuốt làm đẹp không đủ, hay một bệnh nào đó ở bên trong. Dầu tắm đặc trị và các loại thuốc bổ sung axit béo omega-3 có thể giúp điều trị gàu ở mèo.

Chải chuốt theo cách miễn cưỡng

Mèo được biết đến như một loài động vật chải chuốt khó tính, nhưng thỉnh thoảng chúng cũng hay lạm dụng nó. Việc miễn cưỡng liếm, nhai, hay nút da có thể dẫn đến kích ứng, nhiễm trùng, và lông thưa (một tình trạng được gọi là rụng lông tâm lý). Mèo có thể bắt buộc phải chải chuốt để phản ứng lại tình trạng căng thẳng, ví dụ như chuyển sang một ngôi nhà mới, nhưng cũng có thể lạm dụng việc chải chuốt do bởi một vấn đề y khoa nào đó như viêm xương khớp. Nếu những điều ở trên mô tả đúng về tình trạng hiện có ở mèo cưng của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y về những phương pháp làm giảm căng thẳng và thay đổi hành vi ở mèo.

Khi nào cần đưa mèo cưng đến bác sĩ thú y?

Hãy kiểm tra cùng bác sĩ thú y của bạn càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự kỳ quặc nào trên da mèo – những đốm lớn da bị bong tróc, mở rộng, đỏ, và không thể mọc được lông. Ngay cả khi da mèo nhìn bề ngoài có vẻ tốt, bạn vẫn nên đưa mèo đi khám nếu nó gãi, liếm hay thậm chí tự cắn cơ thể quá mức.

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version