10 bước chăm sóc răng miệng cho Mèo

Ngay cả khi mèo cưng chỉ ăn thức ăn nghiền nhỏ hay gặm những chú chuột đồ chơi trong một thời gian thì chúng vẫn cần phải có một hàm răng sạch sẽ, sắc nhọn với phần lợi khỏe mạnh. Dưới đây là 10 bước để chăm sóc răng miệng cho mèo.

1. Kiểm tra hơi thở

Hãy ngửi hơi thở của mèo cưng. Không cần ngửi lâu, chỉ cần 1 lúc thôi. Hơi thở của mèo hẳn là không thơm ngát như hoa hồng nhưng cũng không phải là mùi khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy hơi thở của mèo có mùi hôi, hẳn là mèo đã gặp vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc bị viêm lợi rồi, lúc này, bạn nên cho chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra nhé.

10 bước chăm sóc răng miệng cho Mèo - resized 500x289 vetstreet dental dog cat email pic

2. Chăm sóc môi

Đặt mèo cưng trước mặt bạn, sau đó nhẹ nhàng kéo nhẹ môi của mèo và nhìn vào trong. Phần nướu khỏe mạnh sẽ chắc khỏe và có màu hồng chứ không phải màu trắng hoặc đỏ hay có dấu hiệu sưng. Răng phải sạch sẽ và không có cái nào bị sâu cũng như bị gãy.

3. Kiểm tra kĩ hơn

Hãy xem xét những dấu hiệu dưới đây để nhận biết các vấn đề liên quan đến miệng ở mèo cưng: xuất hiện đường màu đỏ sậm ở nướu, nướu có màu đỏ và sung, vết lở trên nướu hoặc lưỡi, răng lung lay, mưng mủ, khó nhai thức ăn, chảy nước dãi quá nhiều, gãi nhiều ở khu vực xung quanh miệng.

4. Những vết sưng nguy hiểm

Nếu thấy bất kì dấu hiệu nào của viêm nướu răng, bạn nên đưa mèo cưng đến bác sĩ thú y để kiểm tra. Nếu không chữa trị, bệnh nướu răng có thể phát triển, có thể dẫn đến gãy răng hoặc khiến mèo không ăn uống được. Sự viêm nhiễm cũng cho thấy dấu hiệu của các bệnh bên trong cơ thể như bệnh thận hoặc nhiễm virus Feline Immunodeficiency (FIV). (FIV là một virus thuộc họ Retroviridae, cùng chi Lentivirus với virus HIV trên người, BIV trên bò hay SIV trên khỉ. Bệnh còn được gọi là AIDS trên mèo. Như tên gọi của bệnh, virus gây suy giảm miễn dịch, dẫn đến phụ nhiễm các bệnh khác. Virus lây lan chủ yếu qua vết cắn, từ nước bọt mèo nhiễm bệnh vào máu.)

10 bước chăm sóc răng miệng cho Mèo - Sassy mouth

5. Thực tế về sâu răng

Vi khuẩn và mảng bám thức ăn có thể tích tụ trên răng của mèo. Nó có thể cứng lại và tạo thành cao răng, gây viêm lợi, khiến nướu yếu dần và làm gãy răng. Giải pháp ư? Tất nhiên là chải sạch răng thường xuyên rồi.

6. Bộ dụng cụ chải răng cho mèo

Tất cả những thứ bạn cần để đánh răng cho mèo là bông gạc, một bàn chải đánh răng nhỏ và ống kem đánh răng dành riêng cho mèo. Bạn cũng có thể sử dụng muối và nước. Hãy nhờ bác sĩ thú y gợi ý một số sản phẩm đánh răng tin cậy dành cho mèo, và nhớ đừng bao giờ sử dụng kem đánh răng dành cho người vì nó có các thành phần có thể độc hại đối với mèo đấy!

7. Giờ thì chải răng sạch bóng cho mèo nào!

Khi chải răng cho mèo cưng tại nhà bạn cần làm theo những bước đơn giản sau:

Đầu tiên hãy tập cho mèo quen với việc đánh răng. Bắt đầu bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp nướu của chúng bằng ngón tay của bạn hoặc dùng gạc cotton.

Sau một vài lần, bôi một chút kem đánh răng lên môi của mèo để chúng quen với mùi vị.

Tiếp theo, hãy cho chú ta làm quen với bàn chải đánh răng được thiết kế đặc biệt cho mèo. Nó nhỏ hơn so với bàn chải đánh răng của con người và có lông mềm hơn. Loại bàn chải đánh răng mà bạn có thể đeo trên ngón tay đã có mặt trên thị trường và giúp cho bạn massage nướu răng của con mèo một cách cẩn thận nhất.

Cuối cùng, cho kem đánh răng lên răng của mèo và chải răng một cách nhẹ nhàng.

Một buổi thăm khám thú y trước khi bắt đầu có thể giúp ích trong việc kiểm tra lợi của mèo cưng có bị viêm hay không. Nhiều chú mèo bị viêm nướu nhẹ nên nếu đánh răng quá mạnh nướu răng của chúng có thể sẽ bị tổn thương đấy!.

8. Nhai

Những đồ chơi dùng để nhai có thể đáp ứng được nhu cầu tự nhiên của mèo là nhai và có tác dụng giúp răng khỏe hơn. Gặm một món đồ chơi cũng có thể giúp chúng xỉa răng, massage nướu và cạo đi những mảng cao răng mềm.

9. Chế độ ăn uống giúp răng khỏe mạnh

Nếu mèo của bạn có vấn đề về răng, hãy nhờ bác sĩ thú y để giới thiệu một loại thức ăn nghiền giúp duy trì răng khỏe mạnh và loại bỏ mảng bám tích tụ.

10. Nhận biết các bệnh về răng miệng

Nếu mèo của bạn gặp phải bất kỳ các triệu chứng dưới đây, hãy đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức:

Viêm nướu: Viêm nướu chủ yếu xuất hiện ở mèo già. Ở giai đoạn đầu, nó có triệu chứng là một đường màu đỏ sẫm ngay phần nướu giáp với răng. Nếu không được điều trị kịp thời, nướu răng có thể trở nên đau và sẽ bị loét. Đó có thể là một dấu hiệu của FIV hoặc bệnh nhiễm trùng nào khác.

Viêm nha chu: Nếu viêm nướu lan tới chân răng thì răng có thể bị lung lay và hiện tượng tụ mưng mủ có thể được hình thành.

Viêm miệng: viêm ở niêm mạc miệng có thể là kết quả của dị vật vướng trong miệng, hoặc cũng có thể là bệnh do virus hoặc các vấn đề nha khoa gây ra. Mèo cưng sẽ khó khăn trong việc ăn uống và bên trong miệng sẽ đỏ lên.

Lở loét do loài gặm nhấm: Chỗ đau sẽ lan rộng ra và môi trên bị sưng.

U nang tuyến nước bọt: Nếu tuyến nước bọt hoặc ống dẫn nước bọt vào trong miệng bị tắc, có thể xuất hiện u nang hình thành dưới lưỡi.

Lở miệng: Vết lở trên lưỡi và nướu răng của mèo cưng đôi khi do hệ hô hấp của mèo hoặc bệnh thận gây ra.
Nguồn: nanapet.com

 

Thảo luận cho bài: 10 bước chăm sóc răng miệng cho Mèo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *