Nhìn những con lươn cứ trơn tuồn tuột, dài ngoằng ngoẵng tưởng chỉ săn bắt được trong tự nhiên, ấy thế nhưng lão nông Huỳnh Văn Ri (còn gọi là Hai Ri) ở ấp Long Công, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) lại bắt được lươn đẻ, nhờ đó thu hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ bán giống.
Lươn vốn là loại con khó nuôi, được xếp vào hàng “đặc sản”. Chúng luôn sống chui trong bùn đất và sinh sản tự nhiên. Đã có nhiều người thử nhân giống, nhưng đều thất bại. Song với Hai Ri, chuyện bắt lươn đẻ theo ý thích dễ như “lấy đồ vật trong túi”.
Mê lươn nên mới nuôi lươn
Sinh ra ở vùng miệt vườn sông nước Vĩnh Long, nên từ nhỏ ông Hai Ri đã biết đến con lươn qua những chuyến băng đồng, lội ruộng để bắt lươn mỗi khi kết thúc mùa thu hoạch lúa. Lớn lên đi bộ đội, rồi ra quân và làm đủ thừ nghề, tới năm 2008, ông Hai Ri đã bắt đầu đầu tư vào công việc nuôi lươn thịt và mơ ước sẽ tự sản xuất được lươn giống. Công việc ông làm đầu tiên là tự đi bắt các con lươn nhỏ ở ngoài đồng ruộng về để vào bể nuôi và cũng tự đi bắt ốc, các loại phế phẩm về cho lươn ăn. Việc làm này vô cùng khó khăn do lươn ngoài đồng bắt về từng sống trong môi trường tự nhiên, sẽ khó thích ứng, chậm ăn và kém phát triển.
Lươn giống của ông Hai Ri được người dân vùng ĐBSCL đánh giá cao về chất lượng.
về cách chăm sóc, sản xuất lươn thịt. “Mới đây, tôi vừa bán 30.000 con lươn giống cho 60 hộ dân ở Bến Tre với giá rẻ. Tôi hy vọng, những hộ này sẽ thoát nghèo như tôi từ con lươn giống mà tôi cung cấp” – ông Hai Ri tâm sự.
Ban đầu, khi mới nuôi lươn thịt này, nhiều người trong gia đình đã ngăn cản, nói cách làm của ông không hiệu quả và khuyên ông không nên mạo hiểm. Dẫu vậy, ông vẫn quyết tâm giữ vững cái đam mê của mình và xác định rằng con lươn sẽ giúp gia đình thoát khỏi khó khăn, thiếu thốn. Bởi theo ông Hai Ri, con lươn luôn bị đánh bắt, bị xung điện hoặc bị thuốc bảo vệ thực vật gây hại. Nếu không có biện pháp nhân giống, chẳng mấy sẽ chẳng còn lươn
Do lúc đầu vốn còn ít, ông Hai Ri chỉ dám khiêm tốn đầu tư 3 bể nuôi thô sơ. Và do kỹ thuật cho lươn mẹ đẻ, chăm sóc lươn con còn hạn chế nên tỷ lệ hao hụt rất lớn, nuôi 10 con có khi tháng sau chỉ còn vài 3 con vì lươn chết hoặc trườn bò đi mất. Rút kinh nghiệm trên, ông Hai Ri tiếp tục cải tiến cách làm cho phù hợp hơn, dùng hết số vốn gia đình có để đầu tư bể nuôi. Những bể nuôi luôn của ông chủ yếu đặt ở nơi đất cao gần cạnh nhà, nguồn nước phong phú và có sử dụng bạt chưa nước, bùn, lục bình và một số loại rau để tạo môi trường gần sống với tự nhiên. Chiều cao mỗi bể từ 1-1,3m, mực nước trong bể trung bình từ 20-30cm.
Mỗi năm “đẻ” cả 800.000 con lươn
Chỉ sau 1 năm nhân nuôi, ông Hai Ri đã thu được kết quả không ngờ khi năm 2009, ông thu hoạch được tới 10.000 con lươn giống. Về sau, số lượng bể cũng như lương thịt, lươn giống ngày càng phát triển. Đến năm 2013, ông đã phát triển được 30 bể kiên cố trên diện tích 2.000m2 và cũng trong năm này, ông bán được 300.000 con lươn giống, thu lời hơn 1 tỷ đồng. Kế hoạch trong năm 2014 này, ông Hai Ri sẽ xuất bán từ 500.000- 800.000 con lươn giống, thu lời khoảng 1,5 tỷ đồng.
Ông Hai Ri bên mô hình nuôi lươn của mình.
Lượng lươn giống của ông Hai Ri đã được xuất bán ra hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Đặc biệt, trong 3 năm qua, có nhiều người ở Nhật và Hàn Quốc đến đăng ký mua nhưng ông chưa đồng ý ký hợp đồng vì số lượng không đáp ứng đủ nhu cầu. Ông Hai Ri khoe: “Hiện tôi đang mở rộng thêm quy mô, ba người con của tôi cũng đã học hỏi từ kinh nghiệm của người cha, theo nghề sản xuất lươn giống. Hiện mỗi năm, mỗi người con của tôi đã xuất bán được khoảng 30.000 con lươn giống và đang phát triển thêm các bể nuôi”.
Ông Trần Văn Tám – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Phú Lộc, cho biết: “Đã không ít người dân nghèo trong và ngoài xã được ông Hai Ri bán lươn giống với giá rẻ. Đặc biệt khi thu hoạch xong mới trả lại tiền cho ông. Nhiều lần cán bộ UBND xã đến tham quan mô hình và được ông giới thiệu rất bài bản để hướng dẫn lại cho người dân nghèo khác tiếp cận cách làm ăn này”.
Không những giúp cho người dân trong tỉnh, ông Hai Ri còn bán lươn giống giá rẻ cho người dân nghèo ở nhiều địa phương khác trong vùng ĐSBCL và sẵn sàng đi đến địa phương đó giới thiệu về cách chăm sóc, sản xuất lươn thịt. “Mới đây, tôi vừa bán 30.000 con lươn giống cho 60 hộ dân ở Bến Tre với giá rẻ. Tôi hy vọng, những hộ này sẽ thoát nghèo như tôi từ con lươn giống mà tôi cung cấp” – ông Hai Ri tâm sự.
Nguồn: vietlinh.vn