Cách để Bò không bị cước chân

 Cách để Bò không bị cước chân - cach de bo khong bi cuoc chan

Nhận biết bệnh cước chân

Đầu tiên da vùng chân con vật dày cộm lên, vùng sưng có hiện tượng xung huyết, da bị nứt nẻ. Sau đó lớp biểu bì bị bong ra có chảy dịch mầu vàng, lộ ra một lớp tổ chức mầu đỏ thẫm, nếu vết thương sâu làm con vật què nằm tại chỗ, da và tổ chức dưới da bị hoại tử từng đám có chỗ tím bầm, có chỗ phồng rộp lên. Cuối cùng các tổ chức hoại tử ăn sâu xuống thành hoại thư làm lộ ra cả những sợi cơ và xương. Bệnh nặng, gây biến chứng có thể làm tắc mạch máu gây xung huyết ở phổi và bầm huyết ở não.

Phòng bệnh

Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như, chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ. Về mùa đông nên dùng chất độn chuồng, nhưng không để chuồng ẩm ướt, nhất là những ngày thời tiết quá lạnh, mưa xuân kéo dài. Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng.

Trị bệnh

Nếu bệnh mới xuất hiện chúng ta có thể dùng gừng giã nhỏ hoà rượu xoa bóp hàng ngày.

Nếu chỗ cước đã nhiễm trùng phải rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím 1% sau đó rắc bột Tetracylin hoặc Sunfamid.

Bệnh nặng, cần cắt bỏ những tổ chức hoại tử sau đó mới điều trị. Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau Pen-Strep 5.000 – 10.000 UI/kg thể trọng/ngày; Ampicillin 7 – 10 mg/kg TT/ngày; Colinorxacin 1ml/15 kg TT/ngày; Amtyo 7 – 8 ml/100 kg TT/ngày. Trợ sức, trợ lực: tiêm bắp Cafein 20 – 25 mg/kg P, Vitamin B1: 2 – 3 mg/kg P, Vitamin C: 3 – 5 mg/kg P. Điều trị liên tục 5 – 7 ngày cho khỏi bệnh.

Nguồn: 2lua.vn

Thảo luận cho bài: Cách để Bò không bị cước chân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *