Nội dung chính
Không chỉ riêng với người Hà Nội, rau húng quế là 1 gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn thường ngày. Người dân có thể tự gieo cho gia đình mình loài cây này vì rau húng có kỹ thuật trồng cây không phức tạp.
Cây húng quế có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản
Rau húng ở Việt Nam thường được trồng để lấy lá và ngọn làm gia vị, ở một số tỉnh được trồng tập trung để chưng cất tinh dầu dùng trong công nghiệp chất thơm. Rau húng là cây ưa sáng, chịu được nắng nóng và khô hạn, ưa đất ẩm nhưng thoát nước. Nhiệt độ thích hợp cho trồng cây là 21- 23 độ C.
Kỹ thuật trồng cây
Cây rau húng có thể trồng được hầu như quanh năm. Tuy nhiên, trong các tháng mùa đông, nhiệt độ thấp, cây sẽ mọc chậm, thân lá phát triển kém. Vào mùa đông, nông dân cần giữ giống là chính. Đất trồng rau húng cần được tơi xốp, sạch cỏ, cao ráo, dãi nắng.
Người dân có thể trồng cây trong thùng xốp để tiết kiệm diện tích
Sau khi làm đất kỹ, người dân cần lên luống rộng 1,2 – 1,5 m, cao 20 cm, rãnh 25 cm, sau đó bón lót 20-25 tấn/ha phân hữu cơ hoai mục. Rau húng thường được trồng bằng cách dâm cành. Cành được cắt thành luống với mật độ 15x20x5-10 cm.
Chả húng quế là món ăn khiến nhiều người không thể cưỡng lại
Sau khi giâm cành xong, bà con nên tưới nhẹ và cần chọn lúc trời râm mát để giâm cành. Sau khi trồng, việc tưới nước hàng ngày cho cây vào buổi sáng và buổi chiều là rất cần thiết. Cây bén rễ hồi xanh cần được bón thúc.
Người trồng có thể dùng phân đạm hoà vào nước ở nồng độ 1.0-1,5% để tưới cho cây. Ngoài ra, việc hái tỉa dần thân lá để ăn sẽ giúp cây phát triển lá nhanh hơn. Sau 20-30 ngày, người dân phải giâm cành lại, sau mỗi lần thu hoạch cần tưới nước giải pha loãng 15-20% cho rau.
Cách chăm sóc
Rau húng bị bệnh chủ yếu là cháy lá. Do đó, người trồng cần phòng trị sớm trước khi lan cả vườn rau. Bà con có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau: Ridomyl MZ, Monceren…
Nguồn: sưu tầm