Nội dung chính
Trong chăn nuôi, phòng ngừa bệnh cho gia cầm là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo đàn gia cầm, sản phẩm đạt năng suất cao. Các biện pháp an toàn sinh học, tiêm chủng phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại là những yếu tố quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh cho đàn vật nuôi.
Lây truyền
Đường truyền qua trứng: Mầm bệnh có thể được truyền qua đường dọc từ gà mái đẻ qua trứng để sang thế hệ tiếp theo. Trong đó có các bệnh: Mycoplasma, bạch lỵ, Reovirus, Adenovirus. Bệnh phó thương hàn Sente ridis cũng có thể truyền dọc bằng cách xâm nhập vào lòng trằng của trứng ở ống dẫn trứng gà mái.
Trên bề mặt của vỏ trứng: Mầm bệnh như: Ecoly và Phó thương hàn Salmonela spp có trong phân gia cầm mái, ổ đẻ, hộp đựng con non có thể xâm nhập qua vỏ trứng, gây nhiễm phôi thai trong quá trình phát triển. Cách truyền dọc này gây ô nhiễm môi trường ấp và gây ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp tới đàn gia cầm con.
Truyền bệnh trực tiếp: Bệnh phát ra do tiếp xúc giữa đàn gà mẫn cảm với các con đang phát bệnh hoặc đang ủ bệnh. Bệnh hay xảy ra ở các trại hoặc chuồng nuôi gia cầm nhiều lứa tuổi. Các bệnh: Salmonela, Coryza, Mycoplasma, viêm thanh quản, viêm khí quản, tụ huyết trùng hay lây lan qua con đường này.
Các bệnh truyền gián tiếp: Thông qua các lồng vận chuyển gia cầm, các dụng cụ đựng thức ăn bị ô nhiễm vào trong trại, chuồng nuôi. Người chăn nuôi không có biện pháp an toàn sinh học thích hợp, đi lại giữa các chuồng gia cần bị bệnh và gia cầm khỏe sẽ làm bệnh lây lan rất nhanh. Các chuồng, trại đã nhốt gia cầm bị bệnh, không được tiêu độc cẩn thận, vẫn còn các mầm bệnh, kể cả virus IBD, Salmonela spp có thể gây bệnh ở các đàn thay thế, nhất là các đàn được đưa vào trai, chuồng nuôi cách nhau 10 ngày.
Tiêm phòng bệnh trên gà – Ảnh: CTV
Truyền bệnh qua gió: Đàn gia cầm mắc bệnh có thể thải một lượng virus sau khi nhiễm bệnh, phân thải của gia cầm mắc bệnh lẫn vào cát bụi, được gió thổi đi xa tới 5 km.
Qua các vật truyền sinh học: Chim hoang dã, chuột, sâu bọ… là vật chủ trung gia truyền các bệnh ở gia cầm.
Truyền bệnh qua thức ăn: Nguyên liệu hoặc thức ăn của gia cầm từ nhà máy có mang mầm bệnh như: Salmonela spp hoặc IHD, virus Paramy xovirus có thể gây bệnh ở gia cầm mẫn cảm. Mầm bệnh cũng có thể được lây truyền giữa các đàn do dụng cụ tiêm phòng không được vô trùng hoặc người tiêm phòng đi qua chuồng, trại có dịch bệnh.
Phòng bệnh
Người chăn nuôi cần có các biện pháp an toàn sinh học, đối với các trang trại nuôi cần làm hàng rào xung quanh. Nước dùng trong trang trại, chuồng nuôi không có vi khuẩn, xử lý bằng Clo với nồng độ 2 ppm. Mọi đường đi trong phạm vi trang trại được bảo vệ phải dễ làm vệ sinh và phòng ngừa việc lây lan mần bệnh do xe cộ, ủng giày đi vào. Chỗ đặt các máng, silo thức ăn cần thích hợp, chắc chắn. Thức ăn trong bao phải khô, không có sâu mọt, nấm mốc. Chồng trại nuôi gia cầm không có chim, chuột. Nền chuồng nên làm sàn xi măng, có đệm lót sinh học là tốt nhất.
Cùng với bện pháp an toàn sinh học, người chăn nuôi chú trọng khâu tiêu độc chuồng trại. Cần tiêu độc kỹ để sát trùng có hiệu quả. Dọn sạch chuồng nuôi và tiêu độc toàn trại, chuồng nuôi sau khi kết thúc một lứa gia cầm. Nên phun sương bề mặt lớp ổ lót và cả phía dưới các tường, vách trong chuồng nuôi. Vệ sinh, quét sạch sàn nhà để dọn sạch ổ lót. Đường ống nước, vòi uống nước của gia cầm phải thông thoáng, sạch. Nên dùng Amoniac 4 (1 – 2.000 độ pha loãng) hoặc dung dịch Chlorine (1 lít Chlorine 6% trong 50 lít nước) để sục các ống nước cho sạch sẽ, vô trùng.
Chuột bọ gây ảnh hưởng lớn đến đàn gia cầm. Chúng là vật truyền, mang trùng của gia cầm, bệnh dịch. Đàn chuột có ở trong chuồng nuôi gia cầm mang mần bệnh ít nhất 10 tháng sau khi vệ sinh, tiêu độc chuồng, trại. Chúng hoạt động về đêm. Có thể dùng bẫy đánh chuột để xác định tỷ lệ nhiễm bệnh. Hạn chế đánh chuột bằng bả, thuốc chuột để tránh ảnh hưởng đến đàn gia cầm.
Cùng với các biện pháp trên, người chăn nuôi cần có các chương trình tiêm chủng thâm canh nhằm bảo hộ đàn gia cầm thịt, trứng, gia cầm giống để chống lại các bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chúng. Sử dụng vaccin thông thường theo cách: Phun sương vaccin sau khi gia cầm nở trong phòng ấp trứng. Tiêm dưới da cho gia cầm con, đang sinh trưởng và gia cầm giống vaccin sống hoặc nhũ tương vô hoạt. Trích màng cánh, dùng để đưa vaccin sống trực tiếp vào từng con gia cầm. Nhỏ mắt và mũi thích hợp cho gia cầm ở lò ấp nở và lúc gột. Dùng bình phun sương hoặc máy điện phun sương để đưa vaccin vào đàn. Có thể đưa vaccin vào nước uống, giá thành chi phí giảm nhưng làm hạn chế hiệu quả miễn dịch đối với một số bệnh. Trong quá trình sử dụng, lưu ý việc pha chế vaccin sống cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Chỉ nên dùng thuốc chữa bệnh sau khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh ở gia cầm.
Nguồn: sưu tầm