Cách phòng trừ bệnh hại cây Hồ Tiêu

Hồ Tiêu thường bị một số loại bệnh hại sau:

1 Bệnh tuyến trùng

Hồ tiêu bị nhiều loại tuyến trùng gây hại, trong đó có hai loại tuyến trùng thường gặp là: Tuyến trùng gây nốt sần Meloidogyne và tuyến trùng đục hang Radopholus.

Tuyến trùng đục và rễ chích hút dịch cây, tao điều kiện cho các loại nấm xâm nhập và gây hại. Rễ tiêu bị sưng, thối, lá vàng sinh trưởng kém, không ăn phân, rễ có bướu hoặc thối từng điểm, thân khô héo, tạo vết thương làm nấm xâm nhập phát triển mạnh.

Cách phòng trừ bệnh hại cây Hồ Tiêu - tieu 1

– Biện pháp phòng trừ:

– Bón phân cân đối, vệ sinh đồng ruộng

– Trồng cúc vạn thọ xung quanh gốc tiêu (rễ cây cúc vạn thọ tiết ra một chất làm hạn chế sinh sản của tuyến trùng).

– Sử dụng Mocap 10G, xới đất quanh gốc bệnh cách gốc 30-50cm, rộng 10cm, sâu 10-15cm, rải thuốc 20-30gr/gốc lấp đất tưới nước. Mocap 720 ND pha 1cc/1lít nước tưới đều 2 lít/gốc hoặc sử dụng Regent, Vibasu ..

2 Bệnh chết nhanh:

Nguyên nhân do nấm Phytophthora sp.

Do tác động của côn trùng, tuyến trùng, chăm sóc xới xáo, ngập úng… làm tổn thương rễ, sau đó nấm xâm nhập và gây hại.

Các đọt mầm sinh trưởng không dài thêm, lá chuyển màu xanh nhạt, mềm yếu, cành mềm yếu.

Những ngày tiếp theo lá chyển sang màu vàng làm lá, hoa và cuối cùng là cành bị rụng.

Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phân của cây.

– Biện pháp phòng trừ:

Chọn giống kháng bệnh và không bị bệnh.

Bón phân cân đối làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tạo sức đề kháng cho cây. Chú ý đến sử dụng nhiều phân hữu cơ hoặc phân vi sinh.

Tránh gây vết thương cho cây khi chăm sóc.

Thoát nước triệt để trong mùa mưa, sử dụng hệ thống tưới nước kết hợp bón phân qua đường ống.

Tăng cường bón vôi và tiêu diệt côn trùng, tuyến trùng, mối kiến gây hại rễ.

Phun một số loại thuốc trừ bệnh sau: Aliette 80WP, Rydomyl…

3 Bệnh chết chậm:

Bệnh do nhiều loại nấm gây hai: Fusarium sp, Rhizoctonia sp, Pythium sp các loại nấm này thường tồn tại trong đất, trên tàn dư của cây trồng trước, trên cây giống…

Cây bị bệnh sinh trưởng và phát triển chậm, lá nhạt, màu vàng hoặc biến dạng.

Hoa quả rụng dần từ gốc đến ngọn.

Các đốt cũng rụng dần từ trên xuống dưới, gốc thối, bó mạch thân cây hóa nâu.

– Biện pháp phòng trừ: (như bệnh chết nhanh)

4 Bệnh thán thư: bệnh do nấm Colletotrichum sp gây ra

Cây bị bệnh trên lá, đọt hoa và quả xuất hiện nhiều đốm vàng nhạt không đều có quần đen bao quanh. Hoa, quả khô đen sau đó lan sang dây nhánh làm khô cành, rụng đốt.

– Biện pháp phòng trừ:

Thu dọn cành, lá bị bệnh đem tiêu hủy.

Bón phân cân đối, hợp lý, đủ vi lượng.

Phun một số loại thuốc hóa học: Carbendazim 500FL, Fungugran OH 50WP…

5 Bệnh tiêu điên

Do virus gây nên, tác nhân truyền bệnh là rầy làm lá cong vẹo, cây lùn, lá nhỏ lại, cằn cỗi, năng suất giảm.

– Biện pháp phòng trừ:

Phòng bệnh bằng cách nhổ bỏ cây bị bệnh, phun thuốc trừ rầy Trebon hoặc Fenbis.

6 Bệnh sinh lý:

– Thiếu đạm: Thường xảy ra ở giai đoạn sau thu hoạch, lá vàng, vàng cam, ngọn lá cháy, lá rụng.

– Thiếu Kali: Đỉnh lá bị cháy kéo dọc theo rìa lá, lá dòn dễ gãy, phiến lá cong, dây không chết nhưng năng suất giảm.

– Thiếu lân: Cây tăng trưởng chậm lại, cằn cỗi, ít đậu trái.

– Thiếu Mg: Phổ biến ở giai đoạn ra hoa và lúc trái già, lá mất màu diệp lục, gân lá màu vàng, lá trưởng thành màu xanh nhạt, vàng dọc theo chiều dài gân lá, làm lá rụng.

– Thiếu Ca: Thiếu nặng cây cằn cỗi, các lóng ngắn lại, lá non màu xanh nhợt, mép lá cháy xém gần phiến lá màu xanh nhạt, xuất hiện các đốm nâu ở giữa gân lá mặt trên và mặt dưới lá.

Nguồn: 2lua.vn

Thảo luận cho bài: Cách phòng trừ bệnh hại cây Hồ Tiêu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *