Cách phòng trừ sâu bệnh hại cây Nhãn

1. Bệnh cháy tá tr&n cây nhãn

Triệu chứng

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, nhất là ở các lá già và lá bánh tẻ. Dấu hiệu của bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, ỏ giữa hoặc đầu lá màu nâu đen, về sau vết bệnh lân lên có hình tròn hoặc góc cạnh, lan rộng trên phiến lá tạo thành những mảng cháy màu nâu, trên đó có những đường vân màu nâu xám, nhạt. Hơn nữa, giữa lá và phần xanh của vết bệnh có ranh giới rõ rệt. Đặc biệt, trên vết bệnh lâu ngày có những hạt nhỏ li ti màu đen. Sau đó, lá bị vàng khô và rụng.

Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh

Tác nhân gây bệnh này là nấm Pestalotiã paraguariensis sinh ra.

Nấm hình thành các bào tử hình ống, gồm 5 tế bào giữa lổn và có màu nâu, 2 tế bào ở hai đầu nhỏ, hơi nhọn và không màu, có 2 – 3 sợi lông ngắn ở một đầu. Loại nấm này ký sinh yếu nên thưòng phát triển và gây hại trên các lá già hay ở các vưòn nhãn ít chăm sóc và sinh trưởng kém.Biện pháp phòng trừ

Để phòng trừ loại nấm này thì sau mỗi đợt thu hoạch, người trồng nhãn cần tiến hành cắt tỉa cành thu gom và tiêu hủy các lá bị bệnh.

Thông thường nên tưới nước, .bón phân đầy đủ cho cây, nhất là phân hữu cơ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt thì sẽ hạn chế được bệnh.

Ngoài ra, còn có thể phun phòng trị bệnh bằng thuốc gốc Mancozeb theo liều lượng hợp lý theo chỉ dẫn.

2. Bệnh phấn trắng

Triệu chứng

Hoa nhãn bị xoắn vặn, khô cháy, quả non bị nhiễm bệnh sẽ nhỏ và có màu nâu. Khi bị bện thì vỏ quả bị đóng phấn trắng nhất là ở vùng gần cuống. Còn những quả lớn hơn nếu nhiễm bệnh thường bị thối và chuyển sang màu nâu từ cuống quả, sau đó chuyến sang màu nâu đen và lan dẩn đến cả quả.

Biện pháp phòng trừ

Để phòng trừ bệnh này, cần làm vườn thoáng, ánh sáng xuyên qua được tán lá sẽ hạn chê sự phát triển của bệnh. Mặt khác, có thể phòng trị bệnh bằng cách phun các loại thuỗc hóa học như Benomyl, Topsin M, Tilt hay Nuetar… với nồng độ hợp lý theo chỉ dẫn.

Để phòng ngừa bệnh và phòng trị có hiệu quả có thể phun thuốc vào giai đoạn trước khi trế hoa.

Bệnh thối bông

Triệu chứng

Bệnh thối bông thường xuất hiện vảo lúc hoa nhãn đãng nở rộ, trên cành hoa có những vết chấm nhỏ bằng đầu kim, có màu nâu đen làm cho hoa bị vàng, sau đó khô và rụng đi.

Nấm thường tấn công vào lúc có nhiều sương mù hay mưa nhiều, độ ẩm không khí cao.

Biện pháp phòng trừ

Khi trồng nhãn nên trồng thưa giúp cây thoáng, để cho ánh sáng xuyên qua tán cây, làm giảm độ ẩm thì sẽ hạn chế được bệnh.

Mặt khác, có thể phòng trị bằng các loại thuốc như Benomyl, Bavistin theo chỉ dẫn vào giai đoạn trưốc khi hoa nô để phòng bệnh

4. Đốm mốc xanh, mốc xám trên lá nhãn

Triệu chứng

Trên lá nhãn thường bị các đốm mốc màu xanh, xám kích thước từ 1 – 3mm, phát triển dày đặc trên mặt lá bén trong, có thể thấy lấm tấm các ổ nấm đen. Các đốm này có thể là do rêu hay địa y gây ra và thường không gây thiệt hại nhiều cho cầy.

Ở các vườn nhãn lâu năm còn thấy trên thân cây c’ những đốm bệnh trắng loang lỗ như những đồng tiền Tuy bệnh không gây nguy hiểm cho cây nhưng làm cho cây bị suy yếu dần.

Biện pháp phòng trừ

Để phòng ngừa hiện tượng trên thì cồn trốnh trồng dùy và tỉa cánh cho thông thoáng. Sau đó, phun cốc loại thuốc gốc đồng hay hỗn hợp phèn – vôi thì sẽ hạn chê các đếm bộnh này.

5. Bệnh thối rỉ

Triệu chứng

Bệnh thường gây hụi ở rễ và ở cổ rễ giáp mặt đất, Trên cổ rễ lúc đầu có những đốm nhỏ màu nâu, sau đố chuyển từ mồu nâu đon vồ lnn rộng bao quanh phAn vò cổ rỗ khiến vỏ bị thổi khố, nửt và bong tróc ra đo trơ phồn gỉ phin trong. Nấm có thể ăn sâu vào thân, làm cho thân cây bị khô đen, các rễ phía dưới cũng bị thối đen. Cây mới bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng dán, nếu cây còn nhỏ thi có thể bị chết khô hoàn toàn. Cây bệnh đỏ bị đỗ ngã do bộ rễ đã bị hại.

Tác nhấn gây bệnh và điều kiện phát sinh bệnh

Bệnh thôi rễ là do nấm Fusarium, hay những nấm đất khác gây ra như Rhizoctonia, Sclerotium.

Các nấm này sản sinh ra hai loại bào tở là đại bào tử và tiểu bào tử. Trong đó, đại bào tử có dạng dài, hai đầu nhọn, cũng có dạng cong như lưõi liềm, không màu, có từ 3 – 4 vách ngăn. Còn tiểu bào tử có hình trứng, không có hoặc có vách ngăn, không màu, nấm phát triển thích hợp nhất ở điều kiện nhiệt độ là 30°c.

Các bào tử tồn tại rất lâu trong đất, sau đó xâm nhập vào rễ cây hoặc cổ rễ qua các vết xây xát do bị gió lay hoặc côn trùng trong đất cắn phá, ờ đất cốt cây dễ bị thiệt hại hơn so vối đất thịt.

Biện pháp phòng trừ

Đê phòng trừ bệnh này, người trồng nhãn cần thường xuyên kiểm tra vưòn, phát hiện những cây sinh trưởng kém, kiềm trn cỗ rễ, nếu có dấu hiệu bệnh thì phai dùng thuốc gốc Metnlnxyl hay Ridomyl Gold để tưới vồo gốc, vun mô cao, thoốt nước tốt, bón vôi vào cuôì mùa nắng.

Đối với những cây bị bệnh cần đào bò hốt gốc, rải vôi đổ Bốt trùng, sử dụng phfin hữu cơ đô tăng citòng nguồn dinh dưỡng cho cây, giảm tình trạng bệnh.

6. Bệnh khố cành (Phoma sp.)

Triệu chứng

Bệnh này chủ yếu gây hại trên cùnh. Dấu vốt bộnh lúc đẩu là hình bầu dục hoặc hình sợi dài, màu nâu, về sau vết bệnh lan rộng ra và có màu nâu đỏ, hơi lõm vào trong vỏ, trên dó xuất hiện các hạt nhỏ màu đen, đó là các bào tứ. Sau một thòi gian vết bệnh tiếp tục lây lan quanh cành, vỏ cây bị nứt ra và khô, lố trên cành bị bệnh biên thành màu vàng và rụng, cuôì cùng cả đoan cành phía trên vết bệnh bị héo khô.

Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh

Bệnh là do nấm Phoma sp gây ra. Loại nấm hình thành phân sinh bào tử đơn bào, không màu, hình bầu dục.

Bệnh phát triển và gây hại trên cây nhãn lâu năm, mà những cây ít được chăm sóc.

Biện pháp phòng trừ

Chăm sóc đầy đủ để cây sinh trưỏng tốt.

Bệnh có thể lây lan qua dụng cụ cắt tỉa, vì thế sau khi cắt tỉa và chuyển sang cây khác thì người làm vườn nên xử lý dụng cụ dao cắt.

Hơn nữa, cần chặt bỏ những cành bị bệnh, tiêu hủy đi. Rồi quét thuốc hoặc nước sơn vào các vết cắt đê tránh nhiễm bệnh chỗ vết thương.

Mặt khác, nốu bệnh phát sinh nhiều thỉ nên dùng thuốc Bordeaux và cốc thuốc gốc đổng, Zineb, Mancosseb để phun lên cành.

7. Bệnh đỏm bổ hóng

Triệu chứng

Bệnh này thường xuất hiện và gây hại nặng trên quả nhãn lúc quả sắp già, chín. Đặc biệt, bệnh dễ phát sinh trong mùa mưa, những nơi có ẩm độ cao thì bệnh phát triển và lây lan rất nhanh.

Tác nhăn gây bệnh và điều kiện phát sinh

Bệnh do nấm Phytophthora thường lưu trong đất nên các chùm quả gần mặt đất thường dễ bị nhiễm bệnh hơn trong mùa mưa, đây chính là nguồn lây lan cho các chùm quả phía trên và lây lan sang cây khác trong vườn.

Nhũng quả bị bệnh thường bị thối, có màu nâu, lan dần từ vùng cuống quả trở xuống, làm cho quả nứt ra, cơm của quả bị thối nhũn, chảy nước có mùi hôi chua và có thể thấy tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh.

Biện pháp phòng trừ

Đề phòng trị bệnh này người trồng nhãn nên tỉa bỏ các cành gần mặt đất, vì khi quả gần chín sẽ dễ nhiễm bệnh từ đất trong mùa mưa.

Đặc biệt, khi tiến hành cắt bỏ và thu gom các quả bị bệnh rơi rụng trong vườn cần đem tiêu huỷ. Sau đó phun các loại thuốc như Ridomil, Aliette các loại thuốc có gốc đồng theo liều lượng chỉ dẫn.

Muốn cây nhãn không bị bệnh này thì nên trồng câ trên mô đất cao để giúp thoát nước tốt, tránh được bệnh phát triển và tấn công. Đồng thời bón phân hữu co và cung cấp nấm đối kháng Trichoderma để giảm mầm bệnh trong đất.

8. Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeopsoriodes)

Triệu chứng

Bệnh thường phát sinh và gây hại trên lá, lộc non trên chùm hoa và quả.

– Trên lá: Bệnh gây hại từ mép lá trỏ vào, lúc đầu vêt bệnh giống như các chấm, đốm nhỏ, sau đó liên kết thành từng mảng lốn, xung quanh có đường viền nâu sẫm.

– Trên chồi non: Lúc đầu vết bệnh có dạng thấm nưổc, sau chuyển màu nâu tôi, chồi bị chết khô khi tròi nắng hoặc thối khi tròi mưa.

– Trên hoa và quả non: vết bệnh hơi lõm xuống dạng chấm đen, làm cho hoa và quả non chuyển sang màu đen và rụng.

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh

Bệnh do nấm Colletotrichum gloesporrioides gây ra.

Bệnh phát sinh mạnh khi thời tiết ấm và ẩm trong tháng 3 và 4. Nếu trời sẽ mưa đúng vào thời kỳ ra hoa và hình thành quả non sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất.

Biện pháp phòng trừ

– Đầu tiên, để phòng trừ bệnh thì ngưòi trồng nhãn cần tỉa cành, tạo tán và thường xuyên cắt bỏ cành già giúp cho cho cây thông thoáng.

– Theo dõi vườn, khi thời tiết ấm và ẩm cần tiến hành phun các loại thuốc như: Bavistin 50 FL nồng độ 0 1%; Benlate 50 WP 0,1%. Lượng nưốc thuốc cần phun khoảng 600 – 800 1/ha.

9. Bệnh đấm rong

Triệu chứng

Bệnh phổ biến và gây hại nghiêm trọng trên lá nhất là vào thòi gian mưa ẩm, bệnh lan nhanh ỏ những vườn rậm rạp, không thông thoáng, điều kiện chăm sóc kém.

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát triển

Nguyên nhân do tảo Cephaleuros virescens gây ra.

Đốm bệnh có hình tròn, lúc đầu nhỏ khoảng từ 3 . 5mm. hơi nhô lên trên mặt lá do rong phát triển thành ung mịn, màu hơi vàng. Đốm bệnh tròn có thể phát triển hơn lcm, khi đó đốm bệnh chuyển sang màu nâu ỏ giữa có phần màu vàng nâu (là bào tử của rong).

Hơn nữa, mặt dưới của vết bệnh thường chuyển từ màu nâu nhạt đến đậm do mô lá bị hoại, tuỳ mức độ tấn công của rong. Trên một lá có thể có nhiều đôrn làm cho lá bị vàng và rụng sớm.

Biện pháp phòng trừ

Để phòng trừ bệnh này thì ngưòi trồng nhãn cần trồng cây vổi mật độ hợp lý, kết hợp với việc tỉa cành tạo I tán giúp cây thông thoáng sẽ giảm được tình trạng phát sinh bệnh.

Ngoài ra, còn có thê phòng trị bệnh đốin rong bằng ! các loại thuốc gốc đổng Bordeaux, Copper B, Copper zinc, Coc-85,….

10. Bệnh chùn ngọn (bệnh chổi rồng)

Triệu chứng

Bệnh xuất hiện các triệu chứng trên các lá, chồi non và ngay cả trên hoa, làm cho chồi lá, hoa không phát triển được và mọc thành chùm. Các lá bị bệnh này không lốn lên được và chụm lại như bó choi, nên nó còn có tên là choi rồng. Bệnh xuất hiện trên hoa thì làm cho hoa kém phát triển và khả năng đậu quả rất kém, quả kém phát triển.

Bệnh này xảy ra ở các vưòn nhãn của từ năm 1955 và bệnh xuất hiện là do virus gây ra. Tuy nhiên, một báo cáo gần đây của một số nhà khoa học Trung Quốc lại cho ràng bệnh này do nhện gây ra (Eriophyes dimocarpi Kuang). Trong khi đó, các nhà khoa học Thái Lan thì cho rằng bệnh do Phytoplasma gây ra.

Biện pháp phòng trừ

Cây nhãn bị bệnh có thể là do nhện gây ra, vì vậy biện pháp phòng trị chủ yếu là phun thuốc trừ nhện, cắt tỉa, thu gom và đốt bỏ những cành bị bệnh.

Ở Việt Nam do chưa có những nghiên cứu chính thức xác định tác nhân gây hại nên dựa vào kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Thái Lan (do Phytoplasma gây ra), một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam đă đưa ra những biện pháp phòng trị như sau:

– Không lấy mắt ghép, vật liệu nhân giống từ những cây có triệu chứng bệnh.

– Đầu tiên, cần cắt tỉa, thu gom và đem đi tiêu huỷ (đốt) những cành, lá, hoa có triệu chứng bệnh.

– Sau đó, phun thuốc trừ nhện khi cây ra nõn non hoa và ngay sau khi cắt tỉa ỏ mỗi lần thu hoạch bằng các loại thuốc như Coníìdor, Ortus, Comite… phun liên tục 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 7 – 10 ngày.

– Phải xử lý dụng cụ nhân giông, dụng cụ cắt tỉa sau khi thu hoạch, khi chuyển từ cây này sang cây khác đê tránh hiện tượng lây lan bệnh do Phytoplasma gây ra.

– Đặc biệt, đốỉ với những cây còn nhỏ có thể phun dầu khoáng SK Enspray hay DC – Tron Plus với nồng độ 0,5 – 0,75%, phun ướt đều trên tán lá, nhất là lá nona

Nguồn: 2lua.vn

Thảo luận cho bài: Cách phòng trừ sâu bệnh hại cây Nhãn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *