Cánh đồng mẫu Nhãn nâng cao năng suất và phát triển nông nghiệp bền vững

Mô hình cánh đồng mẫu nhãn giúp nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật đã làm tăng năng suất cây nhãn.

Hiện nay, diện tích nhãn toàn tỉnh Bến Tre 4.000ha, trong đó huyện Bình Đại chiếm diện tích lớn nhất 1.845ha. Mô hình cánh đồng mẫu là hình thức liên kết sản xuất đã được triển khai thực hiện trên cây lúa trong nhiều năm qua và đã mang lại những thành công nhất định; là giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững. 

Tiếp nối thành công từ cây lúa, mô hình cánh đồng mẫu ở xã Châu Hưng và Long Hòa cho thấy lợi nhuận thu được từ các vườn nhãn trong mô hình cao hơn so với ngoài mô hình khoảng 25 triệu đến 30 triệu đồng/ha (tăng 22% so với ngoài mô hình), nguyên nhân do việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật đã làm tăng năng suất, đặc biệt là nông dân biết ứng dụng quy trình quản lý bệnh chổi rồng như cắt, tiêu hủy cành bệnh, phun thuốc trừ nhện khi ra đọt non, ra hoa, dinh dưỡng cho cây khỏe.

Cánh đồng mẫu Nhãn nâng cao năng suất và phát triển nông nghiệp bền vững - tang nang suat 301a 1

Nhãn trong mô hình cho năng suất vượt trội

Năng suất nhãn bình quân các hộ trong mô hình cánh đồng mẫu đạt 15 – 17 tấn/ha, cục bộ có hộ đạt đến 20 – 22 tấn/ha, tăng 15 – 20% so với ngoài mô hình. Ngoài ra, mô hình cánh đồng mẫu nhãn còn tạo điều kiện cho các hộ nông dân gắn bó cùng nhau học tập kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, nắm bắt quy trình quản lý sâu bệnh, hạn chế thất thoát do sâu bệnh gây ra, nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho con người.

Mô hình cánh đồng mẫu nhãn vốn được sáng tạo từ mô hình cánh đồng mẫu lớn dành cho lúa. Lợi ích đầu tiên có thể thấy ở mô hình Cánh đồng lớn đó là giúp cho quy trình sản xuất lúa mang tính hiện đại hơn, có sản lượng lớn, đồng đều.

Thay vì hoạt động manh mún và riêng lẻ như trước, nông dân cùng nhau thực hiện một quy trình sản xuất chung trong tất cả các khâu, từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Khi tham gia vào Cánh đồng lớn, nông dân được tiếp cận với các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt và thích nghi với điều kiện của từng địa phương. 

Nhiều cán bộ kỹ thuật, nông dân đánh giá cao hiệu quả của mô hình, đề nghị tiếp tục duy trì và nhân rộng. Để mô hình phát triển bền vững, cần chú ý các giải pháp trọng tâm: chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây nhãn nhằm nâng cao năng suất, quản lý tốt các sâu bệnh hại nhất là bệnh chổi rồng và điều quan trọng là sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà doanh nghiệp đồng hành đầu vào, đầu ra, cán bộ kỹ thuật và nông dân, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia.

Về phía doanh nghiệp, một liên kết dọc được thiết lập với nông dân để đảm bảo cung cấp các sản phẩm lúa gạo đầy đủ và kịp thời, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mối liên kết này về bản chất là tạo ra một kênh tiêu thụ mới thông qua việc loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn độ dài của kênh tiêu thụ. Doanh nghiệp đóng vai trò là người cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất, từ nguyên vật liệu như giống, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc dưới hình thức hiện vật, đến các dịch vụ bảo vệ thực vật, thủy lợi…, cũng như cung ứng dịch vụ thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, lưu trữ và tiêu thụ sản phẩm.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Cánh đồng mẫu Nhãn nâng cao năng suất và phát triển nông nghiệp bền vững

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *