Cách quản lí đàn Heo để chăn nuôi có hiệu quả

Quản lí đàn heo để chăn nuôi có hiệu quả

I. Chu chuyển đàn: 

1 . Bước đầu tiên là xác định số lượng lợn muốn nuôi mỗi năm. Trong bài báo cáo này, giả định là 2,500 con.
2. Chúng ta cần đặt các giả thiết sau để có được quy mô toàn trại và từng bộ phận cho mục tiêu chung
– Lợn con sẽ được cai sữa ở 24-25 ngày tuổi
– Lợn cai sữa được nuôi tiếp đến 25 kg
– Lợn thịt xuất chuồng ở 100-110 kg.
3. Các chuồng lợn thịt sẽ đẩy lợn trong khoảng 110 ngày và điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ có khoảng 3 nhóm lợn trong mỗi dãy chuồng lợn thịt trong năm. Chúng ta sẽ cần diện tích cho khoảng 850-900 đầu lợn thịt.
4. Lợn con được nuôi trong chuồng lợn cai sữa khoảng 40 ngày và có nghĩa là chúng ta có 8 lượt nuôi trong năm trong một dãy chuồng lợn con cai sữa. Tức là chúng ta cần có diện tích cho đủ 320 đấu lợn con cai sữa.
5. Chuồng nái đẻ có thể sử dụng mỗi 4-5 tuần tùy thuộc thời gian cần thiết cho vệ sinh chuồng. Thường xem như chúng ta cần 5 tuần để có đủ thời gian chuyển lợn và vệ sinh chuồng. Điều này có nghĩa là chúng ta cần có đủ khoảng 30 chuồng đẻ cho trại lợn.
6. Số lứa đẻ mỗi năm cần để sản xuất 2.500 lợn con là khoảng 265 nếu mỗi lứa đẻ có thể cai sữa 9,5 lợn con.

II. Tính số lượng lợn nái 

1. Giả sử rằng chúng ta có tỷ lệ phối giống 90% và tỷ lệ đẻ 82%.
2. Cũng cần tính là chúng ta sẽ có được khoảng 2,3 lứa đẻ/nái/năm.
3. Với các giả thiết trên, chúng ta cần có 265 1ứa/2,3-115 lợn nái đẻ trong năm. Với tỷ lệ đẻ 82% chúng ta có 115/0,82=140 lợn nái phối giống để có được số lứa mong muốn.
4. Mức độ thay đàn bình thường khoảng 40% một năm và như vậy chúng ta cần có 56 lợn nái hậu bị thay đàn hàng năm. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ làm việc với 85 lợn nái rạ và 55 lợn nái tơ trong mỗi năm cho sản xuất giống.

III. Quản lý lợn 

1. Lợn nái làm giống cần được cai sữa ở 24-25 ngày và được cho ăn khoảng 4 kg một ngày cho đến khi phối giống. Sau khi phối giống giảm thức ăn còn 2,5-3,0 kg một ngày trong khoảng 30 ngày. Sau 30 ngày, giảm tiếp thức ăn còn 2 kg một ngày cho đến khi lợn nái mang thai được khoảng 98 ngày. Các lợn nái bây giờ được chuyển sang khẩu phần mang thai và tăng thức ăn đến 3 kg/ngày. Mức ăn này tiếp tục cho đến khi lợn nái sinh.
2. Lợn nái hậu bị tơ nên được cho ăn tối đa cho đến khi đạt được thể trọng khoảng 120 kg. Lúc này giới hạn thức ăn ớ mức 2.0 kg/ngày. Từ lúc giới hạn thức ăn chúng ta cần lợn nái tăng trọng khoảng 275 gam/ngày.
3. Thực hiện cho lợn nái đẻ ăn ngay từ chuồng đẻ để giúp nái ăn nhiều càng sớm càng tốt. Đề nghị là ngày đẻ không ăn gì và rồi tăng lượng thức ăn 1,0-1,5 kg/ngày. Việc này sẽ đưa đến lợn nái ăn được tối đa vào ngày thứ 5 sau khi sinh. Cần ghi chép lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày để biết được số liệu của mỗi lợn nái. Lợn nái cần tiêu thụ khoảng 7.0 kg/ngày và nên chia ra khoảng 2-3 lần cho ăn trong ngày.
4. Lợn con theo mẹ không ăn thức ăn tập ăn cho đến khi được khoảng 17 ngày tuổi. Vì vậy không cần cho bất cứ loại thức ăn tập ăn nào cho lợn con trước cỡ tuổi này.
5. Lợn con cai sữa cần được cung cấp 3 loại khẩu phần ăn
– Khẩu phần I từ lúc cai sữa đến 12 kg.
– Khẩu phần II từ 12-17 kg
– Khẩu phần III từ 17-25 kg .
6. Lợn thịt (lợn choai + xuất chuồng) cần có ít nhất 3 loại khẩu phần ăn.
– GF I từ 25-40 kg
– GF II từ 40-80 kg
– GF III từ 80 kg đến xuất chuồng.
Cũng nên nuôi lợn thịt riêng theo đực, cái và có khẩu phần phù hợp cho lợn nái và lợn đực thiến. Việc này có thể giúp tiết kiệm chi phí thức ăn.

IV. Yêu cầu về diện tích chuồng cho các lứa tuổi khác nhau 

1 . Lợn con cai sữa 0,3m2/con và mỗi ô chuồng có thể từ 10-100 lợn.
2. Lợn thịt. xuất chuồng cần tối thiểu 0,8 m2 nhưng với thời tiết nóng thì tốt nhất là có được 1,0m2/con. Một ô chuồng lợn thịt lớn có thể từ 10-100 con và quy mô chính xác của mỗi ô chuồng tùy thuộc vào số lợn con có được từ đàn lợn con cai sữa.
3. Lợn nái cần được nuôi trong chuồng theo ô hay theo từng cũi. Với chuồng cũi cho lợn nái mang thai có kích thước 0,6 x 2,0 m hoặc ô chuồng thì chỉ nên nhốt 5-6 nái/ô với tối thiểu 2,0m2 cho một lợn nái.
4. Lợn đực giống có thể được nuôi trong lồng với kích thước 0,7×2,3m để có được diện tích thuận lợi hoặc nếu nuôi trong ô chuồng thì tối thiểu kích thước là 2,5-3,0 m.

V. Công tác giống 

1. Áp dụng chương trình lai giống tốt để có được ưu thế lai, đặc biệt trong các đàn lợn nái. Ưu thế lai tối đa có được bằng cách sử dụng cái F1 (đời lai đầu tiên giữa các giống) trong đàn. Đây có thể là lợn nái hai hoặc ba máu đã được tạo ra từ các dòng lợn có sức sản xuất cao nhất. Lợn nái lai bình thường sẽ cho được nhiều hơn 1 lợn con sơ sinh/lứa đẻ và nhiều hơn 1,5 lợn con cai sữa/lứa so với lợn nái đơn thuần, cũng như có trọng lượng lợn con cai sữa cao hơn.
2. Với lợn nuôi thịt nếu ít có biểu hiện tích cực của ưu thế lai thì không nên miễn cưỡng đưa vào trong công tác giống. Ưu thế lai ở giai đoạn này có thể đưa đến xuất chuồng sớm hơn 5-7 ngày so với lợn không có ưu thế lai.
3. Việc lựa chọn đúng dòng lợn nái sinh sản và lợn đực đặc cấp cần được quan tâm và thường sẽ đem lại những lợn mong muốn để đưa ra thị trường cùng với lợi ích kinh tế cho đơn vị sản xuất.

VI. Chương trình sức khoẻ đàn lợn 

1. Quản lý về sức khỏe bắt buộc người nuôi phải duy trì các lợn khỏe mạnh trong bất kỳ đơn vị chăn nuôi nào. Có nhiều biện pháp để duy trì sức khỏe tốt và nhiều thực hành là quan trọng để giâm sự lan truyền mầm bệnh ở trại.
2. Cần thực hiện “đầy chuồng – trống chuồng” trong dãy chuồng lợn nái đẻ, lợn con và lợn nuôi thịt.
3. Chuồng nái đẻ lý tưởng nhất là đầy chuồng trong vòng một tuần để giảm sự lan truyền mầm bệnh từ các lợn con đẻ trước sang những lợn con còn non trong cùng dãy chuồng đẻ. Các lợn con sơ sinh có hệ vi sinh vật đường ruột khác với lợn con trên 1 tuần tuổi.
4. Các chuồng lợn con cai sữa cần được nhập lợn từ cùng một dãy chuồng đẻ. Tuy nhiên cũng có thể nhập từ hai dãy chuồng đẻ nếu các lợn con này không chênh lệch quá 1 tuần tuổi.
5. Nếu được thì chuồng nuôi lợn thịt cũng phải được nhập lợn từ cùng một chuồng lợn con. Cũng có thể nhập từ lợn chuồng lợn con khác nhau nếu các lợn này không chênh lệch quá hai tuần tuổi
6. Cần phải cách biệt dãy chuồng đẻ với dãy chuồng lợn con cai sữa và cũng tách chuồng nuôi lợn thịt với các dãy chuồng khác. Khoảng cách giữa các dãy chuồng của ba khu vực này tối thiểu phải là 40 mét.
7. Chuồng nuôi lợn thịt thường là nơi có mật độ vi sinh vật gây bệnh cao nhất và vì vậy đặt các chuồng này dưới gió so với khu chuồng lợn nái và khu chuồng đẻ sẽ rất tốt.

VII. Xây dựng và duy trì sức khoẻ đàn lợn 

1. Nếu một trường hợp bệnh nào ảnh hưởng đến sản xuất và giá thành sản xuất thì việc giảm đàn và tăng đàn trở lại với lợn khỏe mạnh có thể là lựa chọn tốt nhất.
2. Khi khởi sự nuôi một đàn mới, luôn luôn sử dụng những lợn khỏe mạnh nhất có được để bắt đầu đàn lợn.
3. Thực hiện các kiểm tra huyết thanh trên bất cứ đàn lợn nào để biết liệu có mầm bệnh đang hiện diện.
4. Chỉ mua lợn thay đàn từ những đàn heo đã được kiểm tra âm tính với tất cả các bệnh không có trên dàn heo hiện thời.

VII. An toàn sinh học ở trại lợn 

1. Phải có một hàng rào ranh giới để ngăn chặn sự tiếp xúc với lợn trong và ngoài trại, hàng rào này cũng để giới hạn sự xâm nhập của người và động vật khác.
2. Nhân viên của trại cần phải tắm và thay trang phục khi vào trại. Các trang phục để thay này không bao giờ được mặc ra khỏi trại. Điều này cũng áp dụng cho tất cả nhân viên quản lý trại.
3. Các nhân viên thú y không được phép mang dụng cụ từ ngoài vào trong trại. Mỗi đơn vị trại phải có sẵn dụng cụ cho nhân viên thú y sử dụng.
4. Cần phải có một khu cách ly để nuôi thú mới nhập về trại và áp dụng qui trình cách ly hiệu quả cho các thú y này.
5. Không cho phép xe cộ ra vào trại nuôi.
– Các phương tiện vận chuyển thức ăn chỉ được phép đến gần khu vực nuôi mà thôi.
– Xe chở lợn phải dừng lại bên ngoài hàng rào ngăn cách từng khu nuôi.
– Các dụng cụ đã dùng trong trại không được đưa ra khỏi trại.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Cách quản lí đàn Heo để chăn nuôi có hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *