Cách xử lý Lợn nái đẻ khó và Lợn con bị ngạt

Cách xử lý Lợn nái đẻ khó và Lợn con bị ngạt - cach xu ly lon nai de kho va lon con bi ngat 500x335

* Một số biện pháp can thiệp khi lợn nái đẻ khó

– Trong trường hợp lợn nái đẻ lâu, thời gian đẻ kéo dài thì nên cho lợn uống nước ầm có pha muối đồng thời dùng tay hỗ trợ động tác đẻ cho lợn. Hoặc có thể cho lợn con đẻ trước bú để kích thích lợn mẹ đẻ.

– Có thể tiêm Oxytoxin cho lợn nái theo liều lượng của nhà sản xuất,

– Nếu các biện pháp trên không được thì phải can thiệp bằng tay: Rửa sạch âm hộ của lợn nái, rửa sạch tay bằng xà phòng, đeo găng tay cao su có bôi vazơlin, sau đó đưa tay vào cơ quan sinh dục của lợn nái sau 10-15cm, và lựa chiều kéo từng thai ra ngoài theo nhịp dặn của lợn mẹ.

* Một số biện pháp can thiệp khi lợn con bị ngạt.

– Phương pháp hô hấp nhân tạo: Để lợn con nằm ngửa, 2 tay nắm chắc 2 chân trước của lợn đưa lên, đưa xuống nhịp nhàng, đồng thời dùng ngón tay đè nhẹ lên xuống 2 bên sườn và ngực của lợn để hồi phục hô hấp.

– Dùng rượu hoặc cồn xoa vào mũi lợn để kích thích hô hấp.

– Ngâm lợn con trong nước ấm có nhiệt độ là 20oC, sau đó chuyển sang ngâm vào nước ấm có nhiệt độ 35oC có tác dụng kích thích lợn con hô hấp được (chú y không ngâm chìm mõm, mũi lợn con vào nước).

Nguồn: 2lua.vn

Thảo luận cho bài: Cách xử lý Lợn nái đẻ khó và Lợn con bị ngạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *