Cây Chò Chỉ ( Mạy kho )

Chò Chỉ có tên khác: Mạy kho, Rào. Tên khoa học: Parashorea chinensis  Wang Hsie. Họ thực vật: Dầu (Dipterocarpaceae).

Cây Chò Chỉ ( Mạy kho ) - cay cho chi may kho 375x500

 

1. Đặc điểm hình thái

Cây gỗ lớn, thân tròn thẳng, cao 30-40m, đường kính có thể đạt 150-200cm, có bạnh vè, vỏ nứt dọc, màu nâu bạc, nhựa màu nâu. Cây thường chiếm tầng trên của rừng, phân cành cao. Cành non có phủ lông.

Lá đơn, hình trái xoan. Cây non lá to, dài 13-15cm, rộng 6-7 cm, có lá kèm màu lục nhạt. Cây lớn, lá nhỏ hơn, có 15-18 đôi gân thứ cấp gần song song. Mặt dưới lá và mặt trên của gân lá có phủ lông hình sao, gốc mỗi lá có 2 lá kèm.

Hoa mọc đầu cành, cánh hoa màu vàng, có mùi thơm nhẹ. Quả màu xanh xám, có đường kính 4-6mm, dài 13-16mm, có 5 cánh không đều, khi non màu hồng nhạt, khi khô màu nâu sẫm.

Cây Chò Chỉ ( Mạy kho ) - Cho Chi 1

2. Đặc tính sinh thái

Chò chỉ phân bố tự nhiên ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang. Thường gặp chúng trong rừng tự nhiên, có độ cao từ 100m đến 700m so với mực nước biển, nơi có lượng mưa bình quân từ 1600-2300mm, nhiệt độ bình quân 20-240C. Chò chỉ gặp trên nhiều loại đất như feralit đỏ vàng, nâu vàng trên đá vôi, tầng trung bình đến dày, hơi ẩm.

Trong rừng nguyên sinh, Chò chỉ hỗn giao với các loài gỗ lớn như Trường, Sấu, Re xanh, Trám, Sâng. Ở rừng thứ sinh, Chò chỉ hỗn giao với các loài như Dẻ, Kháo vàng, Vàng anh, Máu chó, Côm. Trong tự nhiên Chò chỉ không tồn tại ở những nơi đất trống đồi trọc, hoặc đất bạc màu thoái hoá.

Ở rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh nghèo kiệt (rừng gỗ pha tre nứa), thảm tươi dưới tán rừng Chò chỉ thường dày đặc, gồm các loại ẩm sinh như Khoai mài, Sẹ, Lá dong, Quyển bá, Dương xỉ cây bụi có các loài như Bọt ếch, Cơm nguội, Xương gà, Chẩn, Trọng đũa.

Chò chỉ tái sinh tự nhiên ở những nơi có cây mẹ gieo giống, nơi tán rừng không quá rậm. Chò chỉ thường mọc ở những nơi ven khe suối, chân hoặc sườn núi, ẩm, ở độ cao £700 m so với mực nước biển và thích hợp với các loại đất như Feralit đỏ nâu hoặc vàng đỏ phát triển trên các loại đá mẹ Phiến thạch sét, Granit, Phiến thạch mica, có tầng dày, tơi xốp, thành phần chủ yếu là sét pha thịt. Càng lên cao thì màu vàng ở tầng B càng chiếm ưu thế. Hàm lượng mùn tương đối khá ở tầng đất mặt và càng lên cao thì hàm lượng mùn càng tăng (từ 3-7 %). Đất có phản ứng chua và độ bão hoà Bazơ thấp (pHH2Otừ 4-5). Hàm lượng các chất dinh dưỡng P2O5 và K2O dễ tiêu đều nghèo.

Nguồn: vafs.gov.vn

Thảo luận cho bài: Cây Chò Chỉ ( Mạy kho )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *