Sâm alipas là cách gọi của một loại thuốc bổ ở Việt nam chứ không phải là thuộc chi panax – chi sâm, gọi là sâm alipas gây nên khá nhiều nhiều sự nhầm lẫn
Ở trên thế giới cái tên Eurycoma Longifolia không còn xa lạ vì được nêu là thành phần chính của nhiều loại thuốc kích thích tình dục ở nam giới.
Ví dụ ở Mỹ có rất nhiều sản phẩm ghi thành phần chiết xuất từ Eurycoma Longifolia nhưng thực tế có nhiều sản phẩm giả mạo, Cục quản lý dược và thực phẩm mỹ (FDA) đã cấm nhiều sản phẩm giả mạo ghi Eurycoma Longifolia là thành phần chính nhưng thực tế thì không. Nhưng tên thuốc còn thay đổi nhanh hơn cả khả năng kiểm tra của FDA nên khi dùng các sản phẩm ghi thành phần là Eurycoma Longifolia chúng ta phải cẩn thận để tự bảo vệ mình.
Một số sản phẩm từ Eurycoma longifolia ở Malaysia được cho là đã nhiễm độc thủy ngân vượt quá giới hạn cho phép.
Chính phủ Canada và Singapor đã ban hành cảnh báo đối với các sản phẩm giả mạo Eurycoma longifolia có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Eurycoma Longifolia hay cây bá bệnh, bách bệnh, mật nhân.
Eurycoma Longifolia là loại cây thuộc chi Eurycoma trong gia đình cây Simaroubaceae tên tiếng anh là Long Jack.
Cây có nguồn gốc từ Indonesia, Malaisia và Thái lan, Việt nam, Lào. Tùy địa phương mà có cách gọi khác nhau, ở Malaysia là penawar pahit, ở Indonesia là Bidara laut, ở Lào là tho nan, còn ở Việt nam là cây Bá bệnh
Hình dáng cây Eurycoma longifolia
Là một cây nhỏ màu xanh cao khoảng 15m mọc nơi ánh sáng vừa, các bộ phận có nhiều lông tơ. Lá dạng kép gồm 13 đến 42 thìa lá mọc đối xứng dài khoảng 20 đến 40 cm. Hoa đơn tính khác gốc có nhiều bông , mỗi bông có 5 đến 6 cánh hoa. Trái cây màu xanh lá cây lúc chính đỏ sẫm dài 1 đến 2 cm rộng 0,5 đến 1cm
Rễ cây Eurycoma Longifolia hay cây bá bệnh khá to dài thẳng hay dùng để ngâm rượu tráng dương nhưng hình dáng bên ngoài khá giống nhiều loại rễ khác nên khá khó phân biệt. Khi sử dụng có vị đắng ngét làm mất vị giác
Tác dụng của cây Eurycoma Longifolia hay cây bá bệnh trong dân gian ở việt nam.
Vỏ rễ cây Bá bệnh có vị rất đắng nên sử dụng làm thuốc tẩy giun sán, trị sốt rét, kiết lỵ, ngộ độc, đầy bụng, giải say rượu, giải độc và điều hòa huyết áp. Khi dùng ngoài da, Bá bệnh là thuốc trị ghẻ lở. Ngoài ra trong vỏ và rễ cây bá bệnh có thành phần chất quasinoide, tritecpenoit, alcaloiit giúp tăng năng lượng hoạt động và sức bền cơ thể. Khả năng tăng cường sinh lý, tăng cường sức khỏe tình dục của bá bệnh được ứng dụng trong một số dược thảo.
Vỏ cây bá bệnh được dùng làm thuốc bổ chữa trị tiêu hóa kém, kết hợp rễ điều trị đau lưng nhức mỏi, dau bụng hành kinh ở phụ nữ.
Quả thì dụng chữa tiêu chảy, kiết lỵ.
Lá dùng nấu nước tắm chữa ghẻ lở ngứa do nấm.
Rễ thường được ngâm rượu dùng để tráng dương phục hồi sinh lý.
Cách sử dụng trong dân gian: rễ hoặc vỏ thân phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bột làm viên uống ngày 8-16g chia 3 lần sau khi ăn. Nếu ngâm rượu thì liều lượng như sau: 20g rễ mật nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ) nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30 ml). Lưu ý, phụ nữ đang mang thai thì không được dùng.
Một số nghiên cứu và thí nghiệm về cây Eurycoma longifolia ở nước ngoài.
Mặc dù có rất nhiều tác dụng y tế đáng quan tâm trong thành phần của Eurycoma longifolia nhưng hầu hết người Đông nam á sử dụng nó cho mục đích tăng cường sinh lý.
Một số nghiên cứu về tình trạng sử dụng Eurycoma longifolia ở Malaysia cho thấy cây Eurycoma longifolia được dùng tràn lan như một loại viagra.
Trong một số thí nghiệm tiến hành trên chuột đực người ta thấy Eurycoma longifolia làm tăng số lượng tinh trùng. Một số nhà khoa học xác nhận rằng Eurycoma longifolia có khả năng ngăn cản sự ức chế estrogen sản xuất testosterone và kích thích sự sinh tinh, chiết xuất từ Eurycoma longifolia có thể chống lại bệnh loãng xương.
Trong một số thí nghiệm trên người được công bố bởi Tạp chí Y học thể thao Anh, khi dùng đối với một nhóm người gầy cho được kết quả là cân nặng tăng đáng kể, kích cỡ cơ bắp tăng mạnh.
Các nhà khoa học Đài loan đã chiết xuất được 65 hợp chất sinh hóa từ gốc rễ của cây Eurycoma longifolia trong đó có 10 loại có tác động mạnh mẽ tới ung thư phổi và các dòng tế báo ung thư vú.
Nguồn: sưu tầm