Cây Dầu rái

Dầu rái có tên khác: Dầu con rái, Dầu nước, Dầu sơn. Tên khoa học: Dipterocarpus alatus RoxbHọ thực vật: Dầu (Dipterocarpaceae).

Cây Dầu rái - cay dau rai

1. Đặc điểm hình thái

Cây gỗ lớn, cao tới 40-45m, thân thẳng tròn, phân cành cao, đường kính đạt tới 2-2,5m, vỏ lúc non dày, khi cây lớn mỏng, màu xám vàng.

Lá đơn mọc cách, mặt trên màu xanh thẫm, nhẵn bóng, mặt dưới xanh nhạt có lông mịn. Lá kèm bao chồi búp màu đỏ dài 5-6cm. Hoa cụm mọc ở nách lá, đài tồn tại tạo thành 2 cánh dài 12-15cm, rộng 3-5cm có 3 gân gốc. Quả non màu xanh, cánh quả đỏ, khi già quả và cánh chuyển sang màu cánh dán. Hoa nở vào tháng 1-2, quả chín tháng 4-5.

Cây Dầu rái - ky thuat trong va cham soc cay dau rai 1 640x356

2. Đặc tính sinh thái

Dầu nước ưa đất ẩm sâu và thoát nước, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét trung bình, pH = 4,5-5,5.

Ưa sáng mạnh nhưng giai đoạn dưới một năm tuổi cần bóng che 50%.

Tái sinh hạt mạnh ở độ tàn che 0,5-0,6 và giảm dần ở độ tàn che 0,7-0,8 nhất là số lượng cây tái sinh ở cấp chiều cao 1,5-2,0m. Tái sinh chồi rất hiếm.

Dầu nước phân bố chủ yếu ở rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng thường xanh nửa rụng lá theo mùa ở vùng Đông Nam Á.

Ở Việt Nam dầu nước phân bố từ Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Bình Thuận đến Quảng Bình và một số tỉnh cao nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và Lâm Đồng, tập trung tại các tỉnh Đông Nam Bộ ở độ cao từ dưới 100m có nơi lên tới 700m so với mực nước biển, lượng mưa 1600-1800 mm/năm, nhiệt độ bình quân 27­­oC.

Nguồn: vafs.gov.vn

Thảo luận cho bài: Cây Dầu rái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *