Cây Quýt

Là giống cây có múi trồng nhiều nhất ở Việt Nam, tập trung ở miền Nam.

Cây Quýt - cay quyt

Giá trị của quýt hàng hóa tăng vượt do màu sắc trái cây “bắt mắt” có vị ngọt mát hấp dẫn, lượng sinh tố dồi dào, hàm lượng vitamin cao hơn hẳn so với các loại trái cây khác. bên cạnh đó cây còn có nhiều dược tính chữa bệnh.

Quýt là loại cây dễ trồng và hầu như khắp mọi nơi, Quýt còn được chưng trong mâm ngũ quả ngàt Tết của nước ta hay được trồng trong chậu trang trí thể hiện sự phồn vinh thịnh vượng.

1. Nguồn gốc

Chi Cam chanh (Citrus) là một chi thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương (Rutaceae), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở đông nam châu Á

2. Những đặc tính chủ yếu:

Cây quít là một cây nhỏ, lá mọc so le, mép có răng cưa nhỏ mau, lá nhẵn thơm, vỏ cây cũng có mùi thơm. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hai đầu dẹt, khi chín màu vàng cam đỏ, vỏ mọng, nhẵn bóng, hơi lồi lõm dễ bóc, trong có những múi xếp hình nan hoa bánh xe. Khi chín ăn ngọt ngon.Trong múi có chứa nhiều hạt.
Ta phân thành nhiều loài quít (chua, hôi hay ngọt) nhưng vỏ quả đều dùng làm thuốc được.

3. Các giống và vùng trồng:

Quít đường: Tán cây trung bình, trái hơi dẹp hai đầu, vỏ mỏng dễ bóc, múi rời dễ tách, vỏ trái màu vàng xanh, láng, thịt trái màu cam, mềm: có nhiều nước, vị ngọt, thơm, trọng lượng trái trung bình 170 g.
Quít tiều: Vỏ màu cam đậm, bề mặt vỏ láng, nổi múi khá rõ. Trái hình cầu, dẹp hai đầu, vỏ rất dễ bóc, thịt trái màu cam đậm, mềm, vị hơi chua hơn quít đường, khá nhiều nước, ít hạt. Trọng lượng trái trung bình 180 g.
Cây quít được trồng khắp nơi ở nước ta, nhất là các vùng Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Nam Hà, Thái Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội…Trồng bằng chiết cành hay bằng hạt.

4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế

Quít thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi, hay vắt lấy nước; Một số bộ phận được dùng làm thuốc:
Bộ phận dùng:
* Quả quít non cắt đôi (Fructus Citri deliciasae immaturus) phơi khô gọi là Thanh bì.
Thanh bì đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983) và Dược điển Trung Quốc (1963).
* Vỏ quả quít chín (Pericarpeum Citri deliciosae) phơi khô để lâu năm gọi là Trần bì.
Trần bì đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983) và Dược điển Trung Quốc(1963), (1977).
* Hạt quả quít chín (Semen Citri deliciosae) phơi khô gọi là Quất hạch.
Đã được ghi vào Dược điển Trung Quốc (1963), (1997).

5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:

Nhiệt độ: Cây có múi (cam, quít, bưởi) có thể sống và phát triển được trong khoảng nhiệt độ 13 – 38oC, thích hợp nhất là 23 – 29oC. Dưới 13oC cây ngừng sinh trưởng, dưới âm 5oC cây sẽ bị chết.
Ánh sáng: Cây có múi không thích hợp với ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp nhất cho cam quít khoảng 10.000 – 15.000 lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều trong mùa nắng).
Nước: Cây có múi có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái. Mặt khác, cây có múi cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Trong mùa mưa, nếu mực nước ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết.
Đất đai: Cam, quít, bưởi thích hợp với các loại đất có tầng canh tác dày từ 0,5 – 1 m, đất thịt pha, màu mỡ, thoát nước tốt, thoáng khí, pH từ 5 – 7.

6. Nhân giống:

Chủ yếu bằng phương pháp ghép (gốc ghép thường là bưởi dại, bưởi chua). Dùng cách ghép mắt chử “T” hoặc cửa sổ ghép mắt nhỏ có gỗ, ngoài ra có thể nhân giống bằng phương pháp chiếc cành.
Thời vụ trồng
Miền Bắc: Vụ xuân và vụ thu (cây ghép vào vụ thu năm trước trồng vào vụ xuân năm sau tỷ lệ sống cao hơn).
Miền Nam: Trồng vào các tháng 4-5 (đầu mùa mưa).

Nguồn: khoahocchonhanong.com.vn

Thảo luận cho bài: Cây Quýt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *