Cây Thanh Trà – Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hiệu quả, năng suất

Cây thanh trà là loại cây rất dễ trồng, ít phải chăm sóc mà lại ít bị sâu bệnh, khả năng chịu hạn rất tốt. Quả của loại cây này chứa rất nhiều dinh dưỡng, lại có hình thức đẹp mắt nên có giá trị thương phẩm cao. Ở nước ta, khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của loại cây này nên thường được thu hoạch sớm, bán được giá cao.

1. Tìm hiểu đặc điểm cây thanh trà

Cây thanh trà có tên khoa học là Marian plum. Ban đầu loại cây này được trồng nhiều ở vùng Nam Bộ, nhất là ở tỉnh An Giang và các khu vực sát biên giới với Campuchia. Với giá trị thương phẩm cao, loại cây này ngày càng được trồng nhiều là lan rộng sang các tỉnh khác.

Cây Thanh Trà - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hiệu quả, năng suất - qua thanh tra 640x480

Quả thanh trà

Cây thanh trà thuộc nhóm cây thân gỗ, sinh trưởng chậm. Thông trường phải trồng 3 – 4 năm theo kỹ thuật ghép hoặc chiết cây mới bắt đầu cho ra trái. Còn trồng từ hạt thì thời gian thu hoạch sẽ lâu hơn nữa.

Ưu điểm nổi bật của loại cây này là ít khi bị sâu bệnh nên việc chăm sóc rất dễ, ít tốn công sức. Đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân.

Tương tự như các loại cây ăn quả miền nhiệt đới khác, thanh trà cũng cho ra quả 1 mùa 1 năm. Một mùa cây cho ra 2 đợt quả, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 tháng.

Quả thanh trà có 2 loại là một loại chua và một loại ngọt. Bạn có thể nhận biết loại quả chua thường có màu vàng đậm khi chín, quả có hình tròn với vỏ bên ngoài trơn nhẵn. Còn loại quả ngọt có hình thon dài, khi chín có vỏ bên ngoài màu vàng nhạt, bên ngoài vỏ có lớp phấn mỏng màu trắng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phân biệt cây thanh trà ngọt và cây thành trà chua thông qua hình thái của lá. Lá của loại cây chua thường có màu xanh đậm. Ngược lại loại ngọt sẽ có màu xanh của lá chuối.

Xem thêm:

2. Kỹ thuật trồng cây thanh trà

Cách trồng cây thanh trà bằng hạt cũng giống như các cây ăn quả khác, trước khi gieo trồng, bạn nên phơi khô hạt rồi mới tiến hành trồng. Bạn có thể ươm hạt trong bầu, khi lên cây con rồi mới tiến hành trồng.

Khi bắt tay vào việc trồng cây thanh trà để phát triển kinh tế, mọi người cần biết rằng đây là loại cây ưa nắng. Vì thế để cây sinh trưởng tốt và cho quả thu hoạch đúng tiến độ, bạn cần đảm bảo đủ ánh sáng cho cây. Nếu thiếu ánh sáng, cây sẽ bị còi cọc, chậm phát triển.

Cây Thanh Trà - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hiệu quả, năng suất - cay thanh tra giong 640x640

Cây thanh trà giống

Nếu trồng cây thanh trà theo hình thức chiết cành, cây có thể cho ra quả trong chậu. Bạn cần chuẩn bị chậu có đường kính từ 50cm trở lên để đảm bảo cho cây phát triển thuận lợi.

Dưới đây là một số thông tin về kỹ thuật trồng cây thanh trà mà mọi người cần nắm rõ nếu có nhu cầu tăng gia sản xuất.

2.1 Kỹ thuật trồng cây

  • Về đất trồng cây:

Khả năng thích nghi của cây thanh trà rất tốt nên mọi người có thể trồng loại cây này trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt, đất đỏ bazan, đất phù sa, đất thịt pha cát,…

  • Về khoảng cách trồng giữa mỗi cây

Nếu đất có độ phì thấp bạn nên trồng cây với khoảng cách là 7m x 7m, tương ứng với khoảng 200 cây trong mỗi một hecta đất hoặc trồng với khoảng cách 8m x 8m,tương ứng khoảng 156 cây trong mỗi hecta đất. Còn đất có độ phì cao thì trồng theo khoảng cách rộng hơn, khoảng 9m x 9m/ cây, tương ứng với khoảng 123 cây trên mỗi hecta.

  • Chuẩn bị hố trồng cây

Hố trồng cây thanh trà đào theo diện tích 50cm x 50 cm x 50cm. Trong quá trình đào hố, bạn để riêng lớp đất thịt bên trên sang một bên, để riêng lớp đất ở dưới sang một bên.

Mỗi hố bạn bón lót khoảng 10 – 12kg phân chuồng đã được ủ hoai. Trộn đều 150g – 250g lân với lớp mặt đất xung quanh. Sau đó trộn thêm 50g basudin 10H cùng với 500g vôi để phòng ngừa mối, kiến đồng thời tăng độ pH cho đất.

Ngoài các loại phân bón lót nêu trên bạn không nên dùng thêm tro bếp hay phân hữu cơ chưa hoai để bón lót. Nếu cho thêm các loại phân này sẽ khiến cây bị thối rễ, đất bị mặn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

  • Trồng cây

Đầu tiên, bạn dùng một tay đào một lỗ nhỏ ở giữa hố sâu hơn khoảng 2 – 3cm so với chiều cao của túi đựng cây giống. Chú ý kích thước lỗ này cần to hơn kích thước bầu cây một chút.

Tiếp đến bạn đặt túi cây giống trên mặt đất, lấy dao rạch một đường xung quanh của túi nilon và cách đáy túi khoảng 3cm. Sau đó bạn bóc túi nilon để lấy đáy túi ra.

Kiểm tra kỹ phần rễ của cây giống, dùng kéo cắt hết các rễ dài và các rễ con ăn ra ngoài bầu đất. Sau đó đặt cây vào hố trồng. Bắt đầu lấp đất rồi rút túi nilon ra ngoài.

Đặt cây xong bạn dùng tay lấp đất và nén chặt đất xung quanh cây để đảm bảo cây không bị lung lay hay bị đổ khi gió thổi. Khi đặt cây, bạn chú ý ước lượng sao cho sau khi trồng phần cổ rễ sẽ ngang bằng với nền đất xung quanh cây. Không nên trồng âm cây xuống hố, cũng không nên để phần thân cây bị lấp dưới hố.

Làm bồn cho cây để khi tưới nước cho cây nước không bị thoát ra ngoài. Đường kính bồn cây hợp lý nhất là khoảng 1m. Sau khi trồng cây xong, bạn chuẩn bị cọc cắm xuống đất rồi buộc cây vào chiếc cọc này để tránh tình trạng gốc cây bị gió lây. Khi buộc chỉ nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu bạn trồng vào mùa mưa thì không cần che mát cho cây.

Cây Thanh Trà - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hiệu quả, năng suất - qua thanh tra 2 640x384

Quả thanh trà – đặc sản của người dân vùng Nam Bộ

2.2 Kỹ thuật chăm sóc cây

Kỹ thuật chăm sóc cây thanh trà như sau:

  • Tưới nước

Ngay sau khi trồng cây xong bạn cần tưới nước cho cây ngay. Nếu trồng vào mùa mưa thì sẽ đỡ công tưới hơn. Còn nếu bạn trồng cây vào mùa khô thì phải tưới nước cho cây ít nhất trong vòng 1 tháng đầu, nên dưới nước bằng vòi phun để tản đều nước cho cây.

  • Cắt tỉa cành cây

Đặc điểm của thanh trà là loại cây đa thân, cây sẽ tự phân nhánh trong quá trình phát triển. Vì thế, việc cắt tỉa cành, tạo tán cây là rất cần thiết. Tuy nhiên công việc này đơn giản hơn rất nhiều so với các loại cây khác.

Theo đó, định kỳ 2 – 3 tháng bạn dùng kéo cắt tỉa bớt những cành mọc rậm rạp cho cây. Điều này sẽ giúp cây có được bộ tán chắc khỏe và cân đối.

Vào mùa thu hoạch thì bạn cắt tỉa bớt các vị trí có mật độ cành quá dày, tạo độ thông thoáng cần thiết cho cây để tăng năng suất cho vụ tiếp theo.

  • Kỹ thuật bón cây

Vào đầu mùa mưa hàng năm bạn bón phân cho cây với trọng lượng 15 – 25kg phân chuồng hoai cho một gốc. Mục đích của việc bón phân chuồng hoai là để bổ sung thêm độ mùn, dinh dưỡng vi lượng, tăng độ phì cho đất và tăng khả năng giữ của đất vào mùa khô.

Khi bón phân cho cây bàn cần rải đều lên mặt đất xung quanh cây trong đường kính của bồn đã được tạo trước đó.

Ở năm thứ nhất: Sau khi trồng được 20 ngày, bạn bón phân NPK cho cây với trọng lượng khoảng 100 – 150g/ gốc cây. Tương tự việc bón phân chuồng hoai, khi bón NPK bạn cũng phải rải đều xung quanh mặt đất của tán cây. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Sau khi đã bón xong, bạn lấy chiếc cào cỏ cào nhẹ lên lớp đất bề mặt để phân thấm sâu vào đất và nhanh tan hơn. Tiếp đến bạn lại phủ lên mặt đất một lớp đất mỏng khác.

Sau lần bón phân này, định kỳ 3 – 4 tháng sau đó bạn lại bón thêm phân cho cây với trọng lượng 100 – 200g/ gốc. Đồng thời phun thêm phân bón lá để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây.

Ở năm thứ 2: Tiếp tục bón phân NPK cho cây với trọng lượng 0,5 – 1kg, chia thành 2 lần. Một lần bón vào đầu mùa mưa và lần còn lại bón vào cuối mùa mưa.

Ở năm thứ 3 và năm thứ 4: Đây là lúc cây bắt đầu ra quả. Bạn bón phân cho cây với trọng lượng 1,5 – 3kg cho mỗi gốc, cũng chia thành 2 lần bón.

Lần thứ nhất là sau khi thu hoạch, lần thứ 2 là trước thời điểm cây ra hoa vào đợt sau. Lần bón thứ 2 bạn nên trộn thêm 0,5kg phân lân nung chảy để bổ sung thêm canxi, lân, magiê và các nguyên tố trung vi lượng khác thúc đẩy năng suất cho đợt thu hoạch sau.

Đến khi đợt thứ 2 đậu quả được 1 tháng thì bạn bón phân cho cây thêm một lần nữa. Sau khi cây đã ra quả ổn định thì mỗi năm bón cho mỗi gốc cây 3 – 4kg NPK. Ngoài ra cần bón thêm mỗi gốc 0,5 – 1kg kali.

Trước khi thu hoạch bạn bón thêm phân kali sunphat cho cây. Khi bón cần rải đều mặt đất trong khu vực bồn cây. Sau đó tưới nước cho cây 2 – 3 lần để phân nhanh tan và thấm đều hết vào đất. Điều này sẽ giúp làm tăng độ ngọt cho cây và cho quả thanh trà có màu đẹp mắt.

Cây Thanh Trà - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hiệu quả, năng suất - thu hoach qua thanh tra 2 640x427

Thu hoạch và phân loại quả thanh trà

3. Thu hái quả thanh trà

Đối với cây thanh trà trồng bằng kỹ thuật ghép sẽ cho thu hoạch sau 3 – 4 năm trồng. Cây từ 7 năm tuổi trở lên sẽ đạt năng suất khoảng 120 – 200kg mỗi cây.

Khi quả thanh trà đã chín thì quả có thể neo ở trên cây thêm khoảng 15 ngày. Trong thời gian này bạn cần thu hoạch hết số quả chín để tránh bị rụng, dập nát. Khi thu hoạch thì nên dùng thang và các dụng cụ hỗ trợ. Không nên trèo để hái quả trực tiếp sẽ làm giãn cây, gãy cành ảnh hưởng đến năng suất của vụ sau.

Khi thu hoạch quả thanh trà, bạn nên cắt dư thêm 1 – 3 lá ở phần cuống quả. Như vậy sẽ giữ được thời gian tươi lâu hơn, dễ bán hơn. Sau đó bạn phân loại những quả đều nhau, cùng độ chín để bảo quản trong cùng thùng xốp. Mỗi thùng quả chỉ lên đóng khoảng 20 – 25kg để không là ảnh hưởng đến chất lượng của quả khi vận chuyển đến đại lý tiêu thụ.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về kỹ thuật trồng cây thanh trà và cách chăm bón cây đạt năng suất cao. Hy vọng đã chia sẻ đến mọi người thêm nhiều kinh nghiệm trồng trọt hữu ích. Chúc các bạn thành công!

Tìm bài này trên Google:

  • cây thanh trà
  • kỹ thuật trồng cây thanh trà

Thảo luận cho bài: Cây Thanh Trà – Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hiệu quả, năng suất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *