Cây Thông Nhựa

Thông nhựa có tên khác: Thông ta, thông hai lá. Tên khoa học: Pinus merkusii Juss et de VriesP. merkusiana E.N.G. Cooling et H.Gauss. Họ thực vật: Thông(Pinaceae).

Cây Thông Nhựa - cay thong nhua

1. Đặc trưng hình thái

Cây gỗ lớn, cao 25-30 m và có thể hơn, đường kính ngang ngực 50-60 cm, có cây tới 1 m. Thân tnẳng tròn  nhiều nhựa. Vỏ dày, màu nâu đỏ nhạt hay nâu đen, nứt dọc sâu. Tán lá rộng, lá kim màu xanh thẫm, dài 15-25 cm. Gốc lá có bẹ dài 1-2 cm. Qủa hình nón, hạt hình trái xoan, hơi dẹt. Ra hoa tháng 5-6, qủa chín vào tháng 9-10 năm sau, khoảng 35-40 kg quả cho 1 kg hạt. Một kg hạt có từ 27.000-30.000 hạt.

Cây ưa sáng hoàn toàn, khi nhỏ chịu được bóng râm nhẹ, xanh quanh năm, tỉa cành tự nhiên kém, tái sinh hạt rất manh. Rễ rất phát triển, ăn lan rộng có nơi tới 8-10 m, rễ cọc đâm sâu, rễ tơ có nấm cọng sinh tạo thành nốt sần. Mọc chậm lúc nhỏ nhất là ở giai đoạn trươc 4-5 tuổi, đến tuổi 10-12 bắt đầu ra hoa.

Cây Thông Nhựa - cay thong nhua 1

2. Đặc tính sinh thái

Quê hương chính của thông nhựa là các nước Đông Nam Á, mọc ở  vành đai độ cao từ 10-250m và 700-900 m so với mức nước biển; có 2 nhóm xuất xứ:

Nhóm lục địa phân bố ở vùng có mùa khô từ 3-6 tháng, có giai đoạn cỏ trong thời gian từ 3-5 năm đầu, có hàm lượng và chất lượng nhựa không cao. Thông nhựa ở Thái Lan, Lào, Cămpuchia và Việt Nam thuộc nhóm này.

Nhóm đảo phân bố ở vùng cận nhiệt đới có lượng mưa và độ ẩm cao với một mùa khô ngắn; không có giai đoạn cỏ, có hàm lượng và chất lượng nhựa cao hơn, chỉ có thông nhựa ở Sumatra thuộc nhóm này.

Thông nhựa ở nước ta có phạm vi phân bố khá rộng giới hạn trong phạm vi 10 vĩ tuyến với gần 5 kinh tuyến, ở độ cao từ dưới 100-200m đến gần 1000m ở nơi sát hay gần sát biển đến cách biển hơn 100 km theo đường thẳng. Có 2 dạng hay kiểu sinh học của cây con thông nhựa có các đặc trưng hình thái và sinh trưởng khác nhau liên quan với 2 vùng lớn có chế độ mưa vào vụ Hè Thu và vụ Thu Đông khác nhau:

Dạng 1 có lá dài, màu xanh thẫm mọc tập trung ở đỉnh thân, sinh trưởng nhanh về đường kính và chậm về chiều cao gồm thông nhựa ở Bảo Lộc, Di Linh (Lâm Đồng), Yên Lập, Uông Bí (Quảng Ninh), Phú Bình (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La).

Dạng 2 có lá ngắn, màu xanh nhạt mọc tập trung từ giữa đến 1/3 trở lên đến đỉnh thân, sinh trưởng chậm về đường kính và nhanh hơn về chiều cao, gồm thông nhựa ở Huế, Bố Trạch (Quảng Bình), Hoàng Mai (Nghệ An), Hà Trung (Thanh Hoá), Nho Quan (Ninh Bình).

Vùng thấp dưới 300-400m so với mực nước biển có thông nhựa dạng 1 với chế độ mưa mùa hè thu có ở Quảng Ninh, Thái Nguyên và dạng 2 với chế độ mưa mùa Thu Đông có ở các tỉnh ven biển từ Ninh Bình đến Thừa Thiên – Huế.

Vùng cao 600-700m đến dưới 1000m chỉ có thông nhựa dạng 1 với chế độ mưa mùa Hè Thu có ở các tỉnh Lâm Đồng ở phía Nam và Sơn La ở phía Bắc.

Nền nhiệt độ bình quân năm là 20-25oC, tổng nhiệt độ 8200-9000oC/năm, lượng mưa 1800-2100 mm. Nền đất feralit phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau. Đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng, thích hợp hơn là trung bình, đặc biệt đất có phản ứng chua, pHKCl từ 3,3-4,9.

Nguồn: vafs.gov.vn

Thảo luận cho bài: Cây Thông Nhựa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *