Rùa là loại động vật không vú, nên các triệu chứng về sức khoẻ không biểu hiện ra ngoài. Vậy, để biết rùa có khoẻ hay không bạn phải rất tinh ý và có phương pháp kiểm tra thương xuyên.
Hãy chú ý các biểu hiện sau đây: chảy nước mũi, sưng mắt, miệng sủi bọt, phát ra tiếng ồn từ ngực, khó thở, ăn/uống ít, phân có mùi hôi hoặc lỏng, khó khăn trong việc đi lại, hư mai, trầm cảm. Nếu gặp 1 trong những vấn đề trên, bạn hãy chữa trị thì cơ hội phục hồi hoàn toàn sẽ rất nhiều.
Sức khoẻ của bé rùa sẽ phản ánh sự chăm sóc của bạn cho bé. Nếu rùa vân hoạt động và ăn uống tốt, thì tức là cách nuôi của bạn rất chuẩn xác. Còn nếu bạn gặp phải các vấn đề trên, thì tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của người chuyên nuôi rùa khác có nhiều kinh nghiệm hơn để biết được nguyên nhân.
Hãy ghi lại trọng lượng của rùa và các vấn đề về sức khoẻ, và lịch sử trị bệnh, điều này có thể hỗ trợ cho bác sĩ thú ý khi điều trị.
Cho ăn quá nhiều là sai lầm phổ biến nhất khi nuôi rùa, kết quả là rùa tăng cân quá nhanh và cấu trúc xương yếu. Tốt nhất là nên ăn mỗi lần một tuần bằng nguồn thức ăn phong phú có sẵn.
Môi trường sống: Nuôi động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên càng nhiều càng tốt. Trong tự nhiên, chúng đi quanh vùng rộng lớn để tìm thức ăn và tập thể dục, cho sự kích thích về tâm thần. Vì vậy khi làm chuồng cho rùa, hãy dung lưới vậy lại và chất liệu an toàn để rùa không thể leo qua và tránh gây thương thương tích cho rùa. Hãy trồng các cây cỏ khác nhau để rùa có thể ăn, đặc biết là cỏ dại như bồ công anh. Nên có 1 chiếc ao trũng phù hợp với kích thước của rùa đặt trong bóng râm. Hồ nước cần để ngập yếm, cho rùa có thể ngâm toàn bộ cơ thể trong thời tiết nóng. Nên thay đổi nước hằng ngày và kỳ cọ ao. Hầu hết các loại rùa bản địa đến từ Châu Phi yêu cầu nơi ở khô ráo và nhiều ánh nắng mặt trời. Hãy luôn đảm bảo môi trường sống của rùa có cây, bụi cỏ để rùa trú ẩn thời gian nóng nhất trong ngày và vào ban đêm. Bạn cũng có thể làm nhà ngủ cho rùa với gỗ hoặc gạch, làm cho rùa 1 chỗ che mưa, che nắng và lót bằng cỏ khô (không phải rơm, vì nó dễ nấm mốc và gây bệnh nguy hiểm cho rùa). Thay đổi bộ cỏ lót hằng ngày, không dùng cỏ tươi lót hang, vì nó làm tăng độ ẩm, có thể sử dụng cát khô để thay thế.
Đây là chuồng đầu tiên Tumi làm cho bé rùa nhà mình (hiện tại đã chuyển lên ban công), thực sự là lúc đó rải mùn dừa xuống là quyết định sai lầm, vì không thay thường xuyên, rùa dễ bị bệnh nữa:
An toàn: Chú ý an toàn cho rùa, bé có thể bị tổn thương bởi vật nuôi khác (đặc biệt là chó), máy cắt cỏ, thuỷ tinh, dụng cụ làm vườn, thuốc trừ sâu, xe cơ giới và trẻ em. Tức là bạn phải bảo vệ bé rùa khỏi bất cứ thứ gì có thể gây tổn hại đến bé.
Chế độ ăn uống: Thực hiện chế độ ăn uống 1-2 lần/tuần cho rùa lớn và 2 ngày/lần cho rùa con. Rùa mất khoảng 3 tuần, để tiêu hoá thức ăn của mình trong môi trường hoang dã. Còn trong điều kiện nuôi nhốt, thì mất khoảng 4 ngày. Nếu ăn quá nhiều thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng vì hệ thống tiêu hoá của rùa không thích ứng. Hãy cung cấp càng nhiều thực phẩm từ tự nhiên càng tốt, thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ và cho rùa tập thể dục đầy đủ. Thực phẩm nên được rửa kỹ để loại bỏ thuốc trừ sâu và để ráo nước, các thực phẩm sau được khuyến cáo tốt cho tiêu hoá của rùa: bí xanh, cà rốt, bí ngô, bí, rau mùi tây, cải xoong, dưa chuột xát mỏng, Không nên sử dụng rau cỏ héo, vì nó gây độc hại cho rùa.
Nếu ăn nhiều trái cây, có thể gây ra đau bụng và làm ký sinh trùng bên trong rùa tăng trưởng. Có thể cho rùa ăn: đu đủ, dưa hấu, xoài, ổi. Có thể cho ăn ốc, giun đất, nấm. Rùa cũng cần rất nhiều hoa hoặc loài xương rồng trong chế độ ăn uống.
Nghiện ăn: Cũng như con người, rùa cũng có thể nghiện thức ăn có hại. Nếu bé rùa của bạn chỉ ăn rau diếp, bắp cải, cà chua – hãy cai nghiện cho rùa và tách bé ra khỏi những thực phẩm này. Giảm khẩu phần thức ăn có hại và tăng cường rau xanh. Hãy để đến khi rùa đói và cho chúng ăn bằng thực phẩm tự nhiên,tăng cường chất xơ cho rùa. Tránh xa món cải bắp vì chúng có thể gây ra bệnh bướu cổ rùa, và các loại đậu và mầm, vì trong đó có lượng protein quá cao.
Tránh ăn: thức ăn đóng hộp chó/mèo, thức ăn viên, lê, bơ, mầm, chuối.
Bổ sung: Nghiền Canxi, vitamin, khoáng chất bổ sung cho rùa thành bột, rồi rắc lên thức ăn 1 tuần/1lần. Canxi cũng có thể cung cấp bằng cách đặt mai mực vào nơi rùa sống để nó nhai khi cần thiết, hoặc nghiền vào trộn lẫn với thức ăn.
Những loại thực vật độc hại: hoa tú cầu, cây tai tượng, đại hoàng, hoa nhài, hoa tử đằng, trúc đào, Natal cherry leaves (cây này mình cũng không biết là cây gì nữa), cây thuỷ lạp (cây nhựa ruồi), cỏ roi ngựa, senecio (canary creeper) – loại cây này hình như ko có ở VN, cây cà chua, penny royal, cây dừa cạn, hoa đỗ quyên, hoa rum, cây kim ngân hoa, cây khoai tây lá và nicotine bush (foliage flowers).
Mình sẽ kèm theo tên tiếng anh, phòng khi dịch sai, và có gì mọi người đóng góp ý kiến nhé: hydrangea, elephant ear, rhubarb, jasmine, wisteria, oleander, Natal cherry leaves, privet, verbena, senecio (canary creeper) tomato plants, penny royal, periwinkle, azalea, arum flowers, honeysuckle, potato plant leaves and nicotine bush.
Chăm sóc sức khoẻ: Hãy kiểm tra thường xuyên hang ngày, kiểm tra kỹ lưỡng các điểm đã được đề cập ở phần đầu. Đồng thời, kiểm tra bọ ve, rận. Có thể nhỏ vài giọt dung dịch Tritix. Cách dùng: 2ml cho vào 1 lít nước. Bọ ve có thể gây bệnh nghiêm trọng và hãy kiểm tra thật kỹ đảm bảo rằng bé rùa không bị nhiễm ve. Hãy kiểm tra phần dưới mai rùa xem có bị hỏng không, vì vi khuẩn có thể núp bên dưới và gây tử vong. Kiểm tra từ đâu, mỏ, móng vuốt. Nếu rùa của bạn bị tiêu chảy, thì hãy xem phân rùa dưới vỏ thế nào, hãy rửa sạch vì đó cũng là nơi vi khuẩn phát triển. Rửa tay thật kỹ sau khi vệ sinh cho rùa. Hàng tháng cân rùa, để kiểm tra sức khoẻ, phòng khi rùa sút cân.
Tiêu chảy: Thường có thể giảm bằng cách dùng thuốc viên nhỏ nghiền nát rắc lên thức ăn và điều chỉnh chế độ ăn uống. Nếu không thuyên giảm hoặc vẫn có mùi hôi, hãy gặp bác sĩ thú y.
Nguồn: Sưu tầm.