Kỹ thuật nuôi rùa núi vàng

Phần I. Ăn uống ở rùa núi vàng

Rùa núi vàng là rùa cạn vậy khi cho bé rùa ăn, các bạn chỉ nên cho ăn chay. Thức ăn chính đó là rau: xà lách, cải ngọt, rau lang, rau muống… Và các loại củ quả: cà chua, cà rốt, dưa leo, chuối…

Mỗi con có một sở thích khác nhau, nhưng đa số ban đầu rất thích món cà chua – có tác dụng làm đẹp da rùa, sáng mắt, cung… cấp vitamin. Cải ngọt chứa nhiều vitamin D, giúp xương rùa cũng thêm phần vững chắc và phòng rất nhiều bệnh.

Đối với chuối, loại quả bổ dưỡng có rất nhiều chất này cũng khá là hữu ích, nhưng các bạn chú ý nhé, không nên cho bé rùa của mình ăn quá nhiều chuối, vì chuối làm da rùa xỉn mầu, lại chứa rất nhiều phot pho kìm hãm canxi trong rùa.

Rùa nói chung có hệ tiêu hóa khá là chậm, vì thế các bạn nên cho rùa ăn cách nhật (tức là 2 ngày ăn 1 lần) -3 ngày đối với rùa nhỏ từ 10cm trở xuống và 3 – 5 ngày ăn 1 lần đối với rùa to từ 11cm trở lên. Nếu các bạn cho rùa ăn quá nhiều, rùa sẽ không tiêu hóa kịp, dẫn tới hệ tiêu hóa của rùa bị rối loạn.
Kỹ thuật nuôi rùa núi vàng - ban rua nui vang

Về việc cho ăn thịt, có một số ý kiến là có thể cho rùa núi vàng ăn thịt, tôm, cá khoảng 2 tuần/lần. Nhưng theo ý kiến của mình, thì mình phản đối điều này, vì khi ăn những chất quá giàu protein -> rùa dễ bị tiêu chảy.

Thực đơn cho rùa mà mình đưa ra cho bé rùa nhà mình (size 27cm) là:
Thứ 2, 4, 6 tuần 1: 1 quả cà chua/lần ăn
Thứ 2,4,6 tuần 2: 3 lá xà lách/lần ăn
Tuần 3 giống tuần 1, tuần 4 giống tuần 2.

Dĩ nhiên các bạn có thể thay vào cà chua và xà lách bằng một số loại rau củ quả trước được đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé rùa và có thể ăn ít đi khoảng 1/2 quả cà chua đối với rùa size 14cm trở xuống nhé.
Cả nhà nhớ là, rùa không ăn mặn, nên đừng nấu chín đồ ăn, có muối hoặc rửa rau bằng muối cho sạch mà kẻo bé rùa xót ruột nhé.

Khi các bạn cho bé ăn 1 số quả mọng nước như cà chua thì không nhất thiết phải cho uống nước, vì trong cà chua chứa rất nhiều nước rồi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cho bé rùa uống nước, bằng cách cho 1 ít nước vào đĩa nhỏ, khi bé khát thì sẽ biết tự uống.

Kỹ thuật nuôi rùa núi vàng - qgMBUcx0gAQ9rsDyM 5bRCC5LhIymAvusrkNHCgD060=w640 h393 no

Phần II. Tắm, set up chuồng, phơi nắng và ngủ ở rùa

1. Tắm cho rùa
Rùa núi vàng là rùa cạn, vì vậy, bạn không cần phải ngâm nước quá nhiều hoặc là tắm nhiều lần cho rùa. Bạn có thể tắm cho bé 1/2 tháng – 1 tháng/ lần, mỗi lần kéo dài 5 phút.

Cách tắm: Các bạn cho nước pha với 1 chút nước muối sinh lý (loại bán ở tiệm …thuốc đó) vào chậu, sâm sấp yếm bé thôi nhé, đừng cho nước quá đầu và ngập mai. Rồi sau đó, cách bạn té nước rửa xung quanh trên mai, xoa xoa cho bé, sau đó, tiện thể rửa bên trong phần gập của chân tay xem có ký sinh trùng nào như ve, bọ mắc vào không. Và khi rùa được tắm, bé thường đi vệ sinh, lúc đó bạn hãy tiện thể kiểm tra phân xem trong đó có giun không nhé.

Khi tắm, mọi người chú ý là không cho nước ngập đầu vì nhiều trường hợp, bé rùa bị ngập đầu trong nước hoặc ngâm quá lâu sẽ dẫn tới nước tràn vào phổi hoặc dễ bị viêm phổi.

2. Set up chuồng

Cách làm chuồng thì tùy theo cách của từng người làm. Nhưng khi lót nền cho rùa, thì mọi người nên dùng mùn dừa, vừa sạch, vừa an toàn. Bé rùa sẽ tự biết điều tiết mắt, nên bạn không phải lo là mùn dừa sẽ bay vào mắt rùa nhé. Còn nếu rùa ăn nhầm mùn dừa thì sao nhỉ? Không sao hết, bé sẽ lại tự “ị” ra thôi. Nhưng chú ý, số mùn dừa để lót nền cho rùa, 1 tháng bạn nên phơi ra nắng 1 ngày nhé, rồi lại dùng tiếp.

3. Phơi nắng cho rùa

Ánh nắng mặt trời vào sáng sớm, là thuốc phòng bệnh khá hữu ích cho bé rùa. Ánh sáng mặt trời có chứa tia cực tím, tổng hợp vitamin D giúp bé rùa chắc xương và khỏe mạnh, diệt nấm, tốt cho tiêu hóa. Nhưng phơi nắng thế nào cho đủ? và vào thời gian nào?

Thời gian phơi nắng là vào buổi sáng, bạn có thể phơi nắng bé khoảng 15 phút/ ngày thôi nhé (8h – 9h, bạn có thể chọn 15p trong thời gian này). Nếu bạn phơi lâu hơn thời gian này và vào trời trưa nắng nóng, bạn có thể khiến bé rùa núi vàng của mình khô da hoặc bị cảm đấy.

4. Cho rùa ngủ

Thấy ai ngủ nhiều, người ta thường ví “ngủ như lợn”, nhưng nay, mọi người có thể ví “ngủ như rùa”. Em nó rất thích chui rúc chỗ tối tăm rồi ngủ ngon lành. Nhưng giấc ngủ về đêm rất quan trong ở rùa, nên từ 9h tối – 8h sáng, bạn chớ có đánh thức rùa dậy khi bé ngủ vào buổi tối nhé. Nhiều bé, có dáng ngủ rất buồn cười cả nhà ạ. Chân tay duỗi ra như chết, đầu ngẹo sang một bên, nhưng đừng lo, ban đêm nhiều con ngủ vậy đó.

Nguồn: Sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

  • https://nuoitrong123 com/ky-thuat-nuoi-rua-nui-vang html

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật nuôi rùa núi vàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *