Giải pháp trong chăn nuôi Lợn đối phó với nấm mốc Mycotoxins

Những tác động tiêu cực của độc tố nấm mốc Mycotoxin với ngành thức ăn chăn nuôi ngày càng rõ nét nhưng tới nay, giải pháp đối phó hiểm họa này vẫn chưa thực sự được lưu tâm.

Tác hại

Độc tố nấm mốc trong thành phần thức ăn chăn nuôi gây hại tới sức khỏe và năng suất của lợn. Thực tế, lợn là loài gia súc chịu nhiều tác động nhất từ mycotoxins. Đặc biệt, là các độc tố có nguồn gốc từ nấm fumonisin (FUM) và zearalenone (ZON) gây ra độc tố cấp tính cho lợn. Cùng với đó là Trichothecenes Deoxynivalenol (DON) và độc tố T2. Aflatoxin được sản xuất bởi nấm Aspergillus spp. cũng là một độc tố quan trọng tác động đến lợn.

Các tác động khác nhau của từng loại độc tố đến từng bộ phận khác nhau của lợn được thể hiện trong bảng 1 dưới đây. Do sức khỏe và đường ruột của lợn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, nếu lợn bị ảnh hưởng bởi các độc tố nấm mốc sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn, hiệu quả hấp thu thức ăn cũng kém và lợn tăng trưởng chậm. Từ đó, làm giảm năng suất nuôi và ảnh hưởng đến kinh tế.

Lợn con là loài mẫn cảm và chịu nhiều thiệt hại nhất do độc tố nấm mốc gây ra. Một phân tích tổng hợp của hơn 85 nghiên cứu được công bố đã xác định độ tuổi và tổng hàm lượng tiếp xúc với độc tố nấm mốc là hai yếu tố chính có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển và tác động của mycotoxins đến vật nuôi. Lợn con được xác định là loài mẫn cảm nhất và lợn đực chịu ảnh hưởng lớn hơn so với lợn nái. Mặc dù nguy cơ ảnh hưởng bởi độc tố nấm mốc giảm dần theo độ tuổi và giai đoạn sản xuất; tuy nhiên, sự có mặt của mycotoxins trong thức ăn vẫn là mối đe dọa trong suốt quá trình chăn nuôi lợn. Những tác động tiêu cực của nó đến tăng trưởng, sinh sản và sức đề kháng khiến cho lợn dễ mắc bệnh. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và lợi nhuận trong chăn nuôi, ngay cả khi mức độ nhiễm độc tố nấm mốc là thấp nhất.

DON là độc tố được tìm thấy riêng rẽ trong thức ăn cho lợn, mặc dù mycotoxins hiếm khi xuất hiện một cách độc lập. Trong năm 2014 và 2015, Hệ thống Micron Bio đã tiến hành thực hiện phân tích các thành phần có trong thức ăn của lợn ở cả châu Âu và Trung Đông gồm lúa mạch, lúa mì, ngô, bã rượu, ngũ cốc. Kết quả phân tích cho thấy DON chiếm 65%, FUM chiếm 56% và ZON chiếm 53% trong các mẫu phân tích. Trong đó, ngô chứa độc tố nấm mốc ở mức cao nhất và thường xuyên nhất. Nhìn chung, có đến gần 50% số mẫu có chứa độc tố nấm mốc ở nguy cơ cao (> 500 ppb).

Ba giải pháp đối phó chiến lược

Các nhà khoa học đã tìm ra các biện pháp chủ chốt để đối phó liên quan đến các nhân tố phát triển và chất kết dính độc tố nấm mốc trong TĂCN, gồm ba phương pháp chính là hấp phụ, biến đổi hoặc làm suy giảm độc tố nấm mốc nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn.

Binding (hấp phụ) là phương pháp phổ biến nhất trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhờ vào các các khoáng chất có trong đất sét như bentonite được sử dụng để liên kết với cực của độc tố nấm mốc (aflatoxin) và chống lại việc không phân cực các vách tế bào của nấm Fusarium spp một cách có hiệu quả. Phương pháp này thành công và mang lại hiệu quả thường là ở dạ dày và ruột của lợn, nơi có pH 3 – 7.

Giải pháp biến đổi, đặc biệt đối với những độc tố nấm mốc không phân cực nhằm loại bỏ hoặc thay đổi một số khả năng của các độc tố, nhất là trên bề mặt của chúng. Sự chuyển đổi này có thể làm cho độc tố trở nên vô hại hoặc làm cho các độc tố bị hấp phụ bởi các khoáng chất trên. Việc biến đổi này thường thành công khi thực hiện ở pH = 3 hoặc pH = 7.

Cuối cùng là phương pháp làm suy giảm các độc tố bằng việc áp dụng nhiều biến đổi để đảm bảo rằng bất kỳ một hàm lượng nhỏ nào hay loại độc tố nào còn lại sau khi đã được chuyển đổi. Ngay cả khi đã được kết hợp với các chất kết dính, để không để lại bất kỳ hiệu ứng độc hại nào. Đối với chăn nuôi lợn, việc áp dụng phương pháp biến đổi và suy giảm độc tố được xem là phù hợp nhất. Vì đây là những phương pháp hiệu quả nhất trong việc loại bỏ được độc tố DON, loại độc tố phổ biến và gây tác hại lớn cho lợn.

Giải pháp riêng từng loài

Cách hiệu quả nhất là kết hợp cả ba phương pháp. Cần phải xác định được bản chất cụ thể của từng loại độc tố để có những phương pháp thích hợp nhất. Ví dụ, ở lợn, độc tố ZON được chuyển hóa thành một chất độc hơn là alpha-zearalenol. Trong khi ở gia cầm, nó chuyển hóa thành beta-zearalenol là chất ít độc hơn. Sự khác biệt này do khác nhau về sinh lý của từng loài. Theo quy định của EU, giới hạn tối đa cho phép của FUM và ZON trong thức ăn của lợn là 0,5 ppm và 0,1 ppm, ở gia cầm hàm lượng FUM giới hạn tối đa cho phép là 20 ppm và không có giới hạn cụ thể cho độc tố ZON.

Việc tìm ra giải pháp để đối phó với độc tố nấm mốc trong TĂCN cho từng loài tạo nên một bước phát triển lớn trong việc xử lý độc tố nấm mốc. Từ đó, tạo ra được những phương hướng xử lý chính xác và thích hợp đối với từng mẫu mycotoxins ở các trại nuôi. Giải pháp đối phó mới chỉ thành công trong thí nghiệm, nhưng hứa hẹn nhiều tiềm năng trong việc đối phó độc tố nấm mốc một cách linh hoạt trong thực tế, từ đó tạo ra những lợi ích đáng kể trong những năm tới.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Giải pháp trong chăn nuôi Lợn đối phó với nấm mốc Mycotoxins

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *