Heo bị stress nhiệt: Phải làm sao?

Heo bị stress nhiệt: Phải làm sao?

Heo bị stress nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của heo tăng vượt quá giới hạn nhất định. Khi đó, việc đầu tiên là heo sẽ tăng tỷ lệ hô hấp của nó như một phản ứng tự nhiên để cân bằng nhiệt.
Sau đó nó sẽ tìm kiếm các cách làm mát từ môi trường, như là đắm mình trong bể nước hay nằm lên các vũng nước tiểu.
Stress nhiệt cần thiết được loại bỏ để ngăn ngừa những phản ứng không cần thiết và làm giảm năng suất chăn nuôi. Nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của heo thịt (có thể giảm đến 50 g/ngày) và giảm tỷ lệ đẻ của heo nái đến 25%.
Vậy mục tiêu của việc duy trì nhiệt độ thích hợp cho heo trong suốt quá trình chăn nuôi là:
• Duy trì khả năng sinh sản của heo nái trong suốt cả năm.
• Duy trì lượng thức ăn ăn vào và tốc độ tăng trưởng của heo thịt trong suốt mùa hè.
Cách tiến hành nhằm giảm stress nhiệt cho heo gồm 2 công việc chính:
• Kiểm tra tổng quát toàn trang trại.
• Quản lý phù hợp đối với từng đối tượng, loại heo khác nhau.
A – Danh sách kiểm tra tổng quát.

1. Kiểm tra toàn bộ chuồng nuôi:

Kiểm tra hệ thống cách nhiệt trên mái nhà, nó có thể hư hỏng theo thời gian. Cách nhiệt tốt giúp chuồng nuôi luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm vào mùa đông.
Nếu khu vực chuồng heo đẻ tiếp giáp với chuồng heo thịt, nên đóng kín cửa lại tránh làm tổn thất nhiệt sang khu vực chuồng đẻ.
Nhiệt độ của khu vực chuồng đẻ cũng nên được kiểm soát và điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của heo con.
Một ví dụ điển hình của việc tấm cách nhiệt của trần nhà bị hư hại góp phần làm heo bị stress nhiệt.

2. Thông gió.

Luôn đảm bảo đủ số lượng và kích thước quạt cần thiết cho toàn bộ diện tích chuồng nuôi. Xem xét nếu cần thì bổ sung thêm quạt thay cho các hệ thống thông gió tự nhiên đối với những ô chuồng lớn.
Duy trì tình trạng vệ sinh sạch sẽ, mát mẻ và kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo các quạt luôn hoạt động tốt.

3. Hệ thống báo động và các thiết bị khẩn cấp.

Hệ thống báo động và các thiết bị khẩn cấp như máy phát điện phải được kiểm tra thường xuyên. Khi nhiệt độ tăng cao vượt mức cho phép, nhất là khi mất điện phải đảm bảo các thiết bị đó luôn trong tình trạng sẵn sàng.
Ngoài ra, toàn bộ nhân viên cũng phải nắm được quy trình xử lý khi có báo động xảy ra, nhằm giảm thiểu mọi ảnh hưởng do stress nhiệt gây ra cho heo.

4. Nước.

Đảm bảo luôn đủ nguồn nước sạch, mát cho heo mọi lúc.
Hệ thống núm uống nước phải đảm bảo không quá ít so với số lượng heo trong ô chuồng và phải luôn hoạt động tốt. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về việc đó, nên cung cấp nước bổ sung trong máng để dự phòng.
Mật độ núm uống và diện tích máng uống theo khuyến cáo của các nhà chăn nuôi:
Heo bị stress nhiệt: Phải làm sao? - heo stress
Heo không thể đổ mồ hôi nhưng có thể cảm thấy mát mẻ và dễ chịu hơn nếu da ẩm. Khi trời quá nóng, có thể bố trí thêm vòi phun nước (dạng nhỏ giọt) trong ô chuồng giúp heo thoải mái hơn. Các bạn có thể tham khảo cách làm chi tiết trong tài liệu Giúp heo tránh nóng hiệu quả.
B – Hướng dẫn quản lý

1. Heo giống

– Heo nái:
Nếu được chăm sóc, làm mát 2 lần vào buổi sáng và chiều trong 1 ngày, heo nái sẽ cảm thấy rất dễ chịu.
Dùy trì vệ sinh tốt, đặc biệt là bể nước, nơi heo nái “đắm mình” khi nóng bức. Ngoài ra, luôn đảm bảo vệ sinh âm hộ sạch sẽ trước khi thụ tinh. Các bạn có thể đeo găng tay để cọ rửa cho heo hoặc dùng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng khác.
– Heo đực giống:
Stress nhiệt có xu hướng làm giảm ham muốn tình dục của heo đực giống và có thể làm giảm khả năng sống của tinh dịch lên đến 8 tuần sau khi stress nhiệt.
Bởi thế, dù là vào mùa thu nhưng hãy nhớ kiểm tra chất lượng tinh trùng kỹ càng, nhất là sau khi stress nhiệt (hoặc sau mùa hè) ít nhất là 8 tuần.
Tinh dịch được bảo quản trong tủ bảo quản tinh mini chuyên dụng
Kiểm soát nhiệt độ của liều tinh là rất quan trọng vì chúng có thể trở nên quá nóng 1 cách nhanh chóng và giảm chất lượng đáng kể. Phải đảm bảo liều tinh được bảo quản trong 1 bình chứa cách nhiệt khoảng 16-18oC và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp cho đến khi mang ra thụ tinh.

2. Heo mẹ đang cho con bú.

Cho heo ăn 2 lần/ngày và 3 lần/ ngày vào giữa giai đoạn cho con bú, bữa tối nên cho ăn nhiều hơn 2 bữa kia 1 chút. Kiểm tra máng ăn thường xuyên, không để thức ăn thừa đã hỏng, ôi thiu trong máng, nhất là mùa nóng.
Kiểm tra chất lượng nước và tốc độ dòng chảy (nên là 2-2,5 lit/phút) trong khoảng thời gian cao điểm mỗi ngày. Nếu quá nóng và heo ăn kém, có thể cho ít nước làm ẩm cám cho heo ăn.
Kiểm soát nhiệt bổ sung trong chuồng heo đẻ. Đặc biệt là 12h đầu sau khi sinh heo con. Mục đích là để heo con và heo mẹ không quá lạnh hay quá nóng.
Khu vực ổ của heo con nên được cách nhiệt, tránh làm heo mẹ nóng. Ngoài ra, nếu heo mẹ quá nóng, ta có thể dùng nước lạnh làm ướt cổ cho heo nhưng tuyệt đối không làm ướt heo con.
Ổ heo con có nắp trượt phía trên có thể mở ra dễ dàng để quan sát heo con

3. Heo nái mang bầu

Heo bị stress nhiệt có thể làm thiếu hụt 1 số hormone cần thiết hỗ trợ cho bào thai heo. Nên chuẩn bị cho heo 1 nền bê tông ướt, sạch để nằm lên cho mát.
Chú ý quan sát vị trí heo nằm vào các thời điểm trong ngày, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên vị trí đó. Nếu cần thiết, có thể dùng rèm che bớt cửa sổ lại.

4. Heo choai và heo vỗ béo.

Kiểm tra chất lượng nước và tốc độ dòng chảy thường xuyên đủ cho heo dùng.
Heo bị stress nhiệt: Phải làm sao? - heo stress1
Kiểm tra thức ăn, không để tình trạng bị lên men do mùa nóng thức ăn thường lên men rất nhanh chóng. Nếu cần thiết, nên điều chỉnh lại việc đặt hàng thức ăn, tránh thức ăn tồn trong kho quá nhiều, nhất là các thùng chứa thức ăn lại có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
Giảm mật độ heo trong mỗi ô chuồng và sử dụng vòi phun để làm mát cho heo nếu quá nóng, tránh tình trạng heo bị stress nhiệt.
Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Heo bị stress nhiệt: Phải làm sao?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *