Trồng những cây ớt nhỏ, trái đỏ trái xanh để trong nhà vừa làm cảnh vừa làm gia vị đang là xu hướng của một số bà nội trợ Việt Nam, hơn nữa ớt còn có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Ớt đã trở thành gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn hàng ngày cho những ai yêu thích vị cay. Ớt còn là vị thuốc tuyệt vời chữa nhiều bệnh như rụng tóc, đau khớp, hỗ trợ giảm cân, tăng sức đề kháng. Ớt cũng có thể tô điểm cho không gian thêm đẹp mắt nhờ màu sắc xanh tươi của lá, đỏ, vàng đáng yêu nổi bật của quả. Với những người yêu thích trồng và chăm sóc cây, hoa tại nhà, kỹ thuật trồng ớt cũng không quá khó khi bỏ ra chút thời gian rảnh rỗi.
Có thể nói, ớt là loại thực vật dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Đặc biệt, ớt là loại cây có thể trồng quanh năm ở những nơi có điều kiện nhiệt độ thích hợp, từ 20-30 độ C. Bây giờ đang là tháng 9, trồng ớt và sẽ được thu hoạch sau 2 tháng đối với ớt chuông, sau 3-4 tháng đối với ớt sừng, ớt chỉ thiên, ớt Mexico… Với hầu hết các giống ớt, khi trồng, cũng cần thực hiện một số bước chính: chuẩn bị hạt giống, chuẩn bị đất trồng và cách chăm sóc ớt trong một thời gian dài.
Chuẩn hạt giống
Đầu tiên, nên chọn một loại ớt yêu thích. Có nhiều tiêu chí để lựa chọn, nếu trồng thiên về trang trí nhà cửa, nên chọn ớt chuông, ớt ngọt. Nếu trồng làm gia vị cho bữa ăn, bạn nên chọn ớt sừng, ớt chỉ thiên, chỉ địa, ớt Mexico…
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng ớt cần chọn loại đất thoáng xốp, giàu chất hữu cơ như đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa. Đất được dọn sạch cỏ, thấm nước và thoát nước tốt. Đất sau khi được lựa chọn, có thể bón lót thêm vôi, phân NPK với một lượng vừa phải. Bạn hãy mua 1 lượng phân nhỏ, bón lúc chuẩn bị trồng, bón sau khi ớt được 20-25 ngày, tiếp tục bón khi đã đậu trái.
Chọn hạt giống
Có thể tự lấy hạt từ quả để trồng cây
Nên lưu ý đến 2 phương án. Một là mua hạt giống ở cửa hàng, hạt giống ở đây đã được chọn lọc kỹ, cây ớt được trồng sau này sẽ ít mầm bệnh và cho năng suất cao. Hai là tự lấy hạt từ quả, chọn những quả ớt chín đều, cầm chắc tay, nhiều hạt đều nhau.
Gieo trồng
Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng.
Chăm sóc
Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.
Ớt vừa có thể trồng để ăn vừa để làm cảnh
Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo. Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.
Thu hoạch
Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng.
Nguồn: sưu tầm