Site icon Nuoitrong123

Kĩ thuật nâng cao năng suất, chất lượng Mía

Kĩ thuật nâng cao năng suất, chất lượng Mía - ki thuat nang cao nang suat chat luong mia 500x375

 

1. Về giống

– Sử dụng bộ giống có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp cho vùng:VN84-4137, VN84-442, ROC1, ROC10, ROC16, ROC22, K95-156, K88-200, K95-84,LK92-11, K88-92, Suphan buri 7…

– Hom giống được chọn từ ruộng chuyên sản xuất giống. Cây được chọn làm giống có độ thuần chủng cao, sinh trưởng phát triển tốt và sạch sâu bệnh, cây không già hoặc non quá (bánh tẻ). Tuổi cây lấy giống khoảng 6 – 7 tháng tuổi,có từ 9 – 12 lóng.

Lượng giống cho 1 hecta khoảng 40.000 – 50.000 hom (1 hom có từ 2 – 3 mắt). Chú ý: với chân đất khô, trời lạnh thì hom mía khi trồng không bóc bẹ; với chân đất đủ ẩm hom mía khi trồng bóc bẹ, có thể ủ thúc mầm để mầm mọc nhanh.

2. Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật

a) Trồng mía đảm bảo thời vụ, mật độ

– Thời vụ: phải đảm bảo trồng mía đúng thời vụ. Với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thực hiện sản xuất trong 2 vụ: Vụ 1: trồng đầu mùa mưa từ tháng 3 – 6(tốt nhất kết thúc trước 30/5). Vụ 2: trồng cuối mùa mưa từ tháng 10 đến 15/12(tốt nhất kết thúc tháng 11).

– Mật độ: đảm bảo cả yếu tố mật độ và số cây hữu hiệu, ngoài tác dụng cho năng suất cao còn là biện pháp giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Với giống cây to, số cây hữu hiệu phải đạt 65.000 – 75.000 cây/ha (7 cây/m2), với cây mía nhỏ đạt 80.000 – 100.000 cây/ha (9 cây/m2). Như vậy, số cây ở thời kỳ đẻ nhánh của giống cây to và cây nhỏ phải đạt khoảng 130.000 – 200.000 cây/ha.

b) Đất trồng và làm đất

– Đất trồng: có nhiều loại đất trồng mía được, tuy nhiên nguyên tắc làm đất trồng mía phải đảm bảo phải làm đất kỹ, cày sâu (cày không lật đất sâu 40 – 50cm, rồi bừa kỹ) và rạch hàng sâu, vì mía là cây hàng năm nhưng lại có khả năng lưu gốc nhiều năm.

Làm đất kỹ không chỉ có tác dụng cho 1 vụ mùa còn có tác động cho nhiều vụ (cả vụ mía tơ và mía gốc). Cày sâu có tác dụng: tăng khả năng chống hạn, tạo môi trường tốt cho bộ rễ phát triển, chống đổ tốt, tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng – nhất là các nguyên tố vi lượng và hạn chế suy giảm năng suất ở vụ mía gốc.

c) Chăm sóc

Chú ý bón phân cân đối, bón đủ phân, theo nguyên tắc bón sớm, trong đó bón phân hữu cơ là một trong những yếu tố chính quyết định năng suất mía.

Phòng trừ sâu bệnh cho mía, ngoài sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu bệnh, phải luôn giữ cho vườn mía thông thoáng bằng cách dọn sạch cây, cỏ dại, có điều kiện thì bóc bẹ và tỉa bớt những chồi mía ảnh hưởng đến năng suất. Tưới nước nếu có điều kiện.

d) Thu hoạch đúng thời điểm

Khi mía đạt 12 tháng tuổi và gặp kiều kiện thời tiết thuận lợi như khô, rét thì hàm lượng đường trong thân sẽ đạt mức tối đa. Mía thu hoạch đạt tiêu chuẩn tại thời điểm mía chín công nghiệp (hàm lượng đường giữa gốc và ngọn mía sẽ gần bằng nhau).

Nguồn: 2lua.vn

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version