Kĩ thuật nuôi chim cu gáy đẻ

Cách đây khoảng 5 năm, anh Đoàn Thọ Giang (ngụ ấp Phú Thới, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long) được tặng 1 cặp chim cu gáy. Nuôi vỗ vài tháng sau, chim cu bỗng chịu… đẻ.

Kĩ thuật nuôi chim cu gáy đẻ - ki thuat nuoi chim cu gay de 500x375

 

Và cũng trong dịp tình cờ này, anh Giang phát hiện chuyện lý thú: nuôi chim cu ấp trứng nở con cũng dễ như nuôi gà vịt.

Ngôi nhà nhỏ nằm trong vườn cây um tùm vùng cù lao sông nước lúc nào cũng nghe tiếng chim cu gáy liên tai. Dẫn khách đi một vòng, anh Giang khoe, tới nay ngoài số chim cu tặng cho bạn bè thì anh còn 10 con chim cu, toàn là “chim được ấp nở” không phải chim thiên nhiên. Lúc xin cặp chim cu một mái một trống về nuôi, anh cũng cho ăn thức ăn côn trùng như bao người chơi chim khác, thế mà không hiểu sao chim lại đẻ. Thấy chim nuôi đẻ được cũng hơi ngồ ngộ nên anh cho chim mái ấp. “Tôi thấy chim cu lạ lắm, trứng mà bị chạm tay vào là chúng tìm cách mổ trứng bể hoặc hất văng ra khỏi tổ, có nhặt trứng để vào chúng không ấp mà tiếp tục phá trứng”. Sau mấy lần thấy chuyện lạ đó, anh để ý, không đụng tay vào quả trứng nữa thì chim mới chịu ấp, không quậy phá tổ. Thường chu kỳ đẻ của chim cu được cộng thêm 5 hay bớt đi 5 ngày trong tháng, con mái thường đẻ 2 trứng, ấp độ 15 ngày trứng nở. Chim cu đẻ “trong lồng” vẫn không khác mấy so với chim hoang, lông mượt và đẹp, tính nết vẫn hung hăng, chỉ nghe tiếng gáy của chim cu chuồng bên thôi là chúng ngóc đầu rồi tranh nhau gáy ầm lên. Thả một con chim cu lạ vào lồng là sẽ có một trận tử chiến xảy ra cho đến khi có một con chịu thua mới thôi. Vì thế nên “cùng mẹ cùng cha” nhưng vẫn phải nhốt riêng.

Anh tìm cách “thu phục” loài động vật vừa đỏng đảnh vừa hoang dã này và hy vọng mình sẽ khấm khá nhờ nghề… nuôi cu gáy đẻ.

Anh Giang kể, chim cu trống biết “nịnh vợ” lắm, thấy chim mái nằm ấp trứng hơi lâu là con trống nhảy vào ấp thế cho con mái ra ngoài rỉa lông, tắm nắng. Và dù là chim hoang hay chim sinh ra trong lồng chúng cũng chung tình vô cùng. Nếu một trong hai con chẳng may chết sớm thì con còn lại cam chịu sống một mình, không… “bay” bước nữa. Đợt trước, một cặp cu của anh có con chết, anh thả chim cu khác vào thì chúng không chịu xáp lại bắt cặp mà mổ nhau cho đến khi con thua chịu bỏ chạy.

Với đà tận diệt của những người săn bắt chim cu để bổ sung thực đơn cho các nhà hàng với giá 20.000đ/con thì việc anh Giang nuôi thành công chim cu đẻ ít ra cũng an ủi được cho những ai quan tâm đến số phận của loài chim hoang dã này; và việc ấy cũng gợi mở cho người kinh doanh chim cảnh, làm kinh tế gia đình một kiểu làm ăn mới.

Nguồn: vietlinh.vn

Thảo luận cho bài: Kĩ thuật nuôi chim cu gáy đẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *