Tổng hợp kinh nghiệm nuôi chim Cu Gáy (Phần 1)

Chim Cu Gáy là một loại chim cảnh hót hay, để có một con chim cu gáy hay người nuôi cần bỏ ra công sức tuyển chọn công phu vì âm sắc của chim cu gáy rất đa dạng, mỗi âm sắc có cái hay và cái riêng tùy theo sự thưởng thức người chơi cu gáy. Dưới đây là bài viết tổng hợp những kinh nghiệm nuôi cu gáy của những người nuôi chim từ lâu.

Tổng hợp kinh nghiệm nuôi chim Cu Gáy (Phần 1) - nuoi chim cu gay 300x208

Nuôi chim cu gáy (Hình minh họa)

Người nuôi chim Gáy thường bẫy chim đã trưởng thành về nuôi, nhưng loại này thường lâu thuần. Cũng có thể bắt chim non nuôi để dễ thuần phục, nhưng chim non không bao giờ há miệng đòi ăn, nên người nuôi phải ngâm gạo, đỗ cho vào túi nhỏ khoét một lỗ để chim non rúc ăn. Chim Gáy rất khó phân biệt trống mái, chim đã trưởng thành càng khó phân biệt (bởi chúng đều gáy và gụ nhau), hình thức bên ngoài cũng giống nhau, chỉ khi nào chim mái đẻ trứng mới biết.

Theo kinh nghiệm của những người trong hội chim cảnh ba miền thì chim Gáy thường được nuôi bằng lồng hình quả đào, thoạt trông có vẻ đơn sơ, nhưng càng trông càng đẹp. Thân lồng nửa dưới to, trên nhỏ, diện tích chỉ đủ để chim Gáy xoay. Nuôi loại lồng này chim chóng thuần mà tiện xách đi xách lại. Theo những người nuôi chim lâu năm thì chim Gáy không ưa lồng rộng, trông không hợp mà chim thường hay giật mình nhảy toác đầu, lâu thuần.

Chim cu gáy sống từng đôi, một trống một mái theo chế độ “đơn thê”, gắn bó chung thủy. Chúng đi ăn từng đàn, có lãnh thổ riêng, có một con trống có dáng hình đẹp đẽ, có tiếng gáy tuyệt vời. Có lẽ nó là con chim lãnh chúa. Khi vùng lãnh thổ riêng bị xâm phạm, tất đưa đến “đấu khẩu” rồi “ác chiến” giữa chủ nhà và kẻ xâm lăng. Người đi đánh bẫy để bắt chim cu gáy (gọi tắt là đi đánh cu) lợi dụng đặc điểm này để bẫy chim cu gáy. Cu gáy cũng là loài chim có nhiều người nuôi chim với mục đích nuôi chim cảnh làm giàu.

Tổng hợp kinh nghiệm nuôi chim Cu Gáy (Phần 1) - nuoi chim ku gay1 300x183

Nuôi chim cu gáy (Hình minh họa)

Phân loại chim cu gáy: ta có thể chia làm 2 loai chính

Thứ 1 là chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm (âm thanh ở tần số thấp).

Thứ 2 là chim gáy có tiếng Còi có nghĩa là giọng thanh ,cao (âm thanh ở tần số cao).

Còn chim gáy có tiếng gáy ở giữa 2 thứ giọng trên là gọi là tiếng Pha (Thổ nhiều Còi ít gọi là Thổ Pha hay Còi nhiều Thổ ít gọi là Còi Pha).

Thường thường cu gáy tiếng Thổ bao giờ cũng gáy chậm ko nhanh như tiếng còi và hay có Dặt và Chu
Còn cu gáy tiếng Còi hay gáy mau hơn và ra nhiều tiếng Nhịu và Vấp.

Nghe giọng chim Cu gáy xong, ta còn phải xem cái âm của nó hay dở ra sao nữa. Đây là một việc cực kỳ khó khăn mà chỉ những người lão luyện trong nghề mới phân tích được kỹ càng, dù là tai họ chỉ mới nghe phớt qua. Còn người mới vào nghề thì chắc chắn không tài nào hiểu nổi.

Nếu xét kỹ hơn thì Giọng chim Cu gáy có bốn loại âm chính: Âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim. Trong bài viết sau chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về các loại âm chính này.

Chúc bạn thành công!

Nguồn: lamnong.net

Thảo luận cho bài: Tổng hợp kinh nghiệm nuôi chim Cu Gáy (Phần 1)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *