Kĩ thuật nuôi ngỗng con (gột ngỗng)

Ngỗng con ở vào từ lứa tuổi sơ sinh đến 4 tháng tuổi khác với ngỗng bố mẹ, ngỗng con rất sợ lạnh vì khả năng điều tiết thân nhiệt kém.

Kĩ thuật nuôi ngỗng con (gột ngỗng) - ki thuat nuoi ngong con got ngong 500x375

 

Ngỗng con được ăn no đủ sẽ lớn rất nhanh, thể trọng có thể gấp 15 – 20 lần lúc mới nở. Nuôi ngỗng con chăn thả hiện nay là một khâu khó khăn nhất, nhưng lại có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ kỹ thuật chăn nuôi ngỗng.

Trong nông dân ta có rất ít người có kinh nghiệm gột ngỗng con. Những người này thường ít phổ biến kinh nghiệm cho những người khác. Có thể đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nghề nuôi ngỗng của ta qua bao thế kỷ vẫn chưa phát triển được. Thật ra việc gột ngỗng con không phải là một việc làm quá phức tạp. Những ngày đầu ngỗng con cần có nhiệt độ bên ngoài là 320c. có thể quây ngỗng con bằng mê bồ cao từ 0,5 – 0,8m. tùy theo số con mà quây mê bồ rộng hay hẹp nhưng không nên để thành đàn đông trên 200 con. Trong 3 ngày đầu chưa nên đưa ngỗng đi chăn vì lúc này chân nó còn yếu, đi chưa vững. Thời gian này không nên cho ngỗng ăn thức ăn đạm động vật để cho khối lòng đỏ còn lại trong bụng tiêu hết, nếu không nó sẽ biến thành một thứ tuyến làm ảnh hưởng đến sức lớn của ngỗng sau này. Thức ăn ngỗng thích nhất là rau xà lách. Nếu là xà lách thì thái nhỏ bằng sợi bún, trộn với ít cám hoặc cột thành bó cả cây treo lên vừa tầm để ngỗng tự vặt lấy. Nên để thức ăn thành nhiều chỗ để ngỗng đỡ tranh nhau ăn, nếu không có con ăn ít sau này đàn ngỗng lớn không đều.

Ngỗng con ăn rất khỏe và ăn luôn miệng. Buổi tối nên có đèn đủ sáng và đủ  ấm thì ngỗng con có thể vẫn ăn uống. Sau 3 ngày tuổi phải tiếp tục cho ngỗng ăn vì chưa đưa chúng đi chăn thả được. Lúc này thức ăn phải có đủ thành phần và được gọi là thức ăn khởi điểm. Đây là một thứ thức ăn hỗn hợp gồm các thứ hạt nghiền (gạo, bắp nghiền, đậu mảnh). Kích thước hạt thức ăn không được quá 4mm. Cho thêm khô dầu đậu tương, khô dầu đậu phộng và bột cá. Tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần (%) của ngỗng con trong 2 tuần lễ đầu có thể phối hợp như sau:

Hỗn hợp thức ăn hạt                          70

Thức ăn đạm nguồn gốc động vật        5

Thức ăn đạm nguồn gốc thực vật     8

Cám  15

Các loại thức ăn bổ sung khác  2

Đây là loại thức ăn dành cho ngỗng con của  một số trại nuôi ngỗng tập trung với phương thức chăn nuôi thả là chủ yếu. Còn ở các trại giống nuôi ngỗng ngoại theo hình thức nuôi thâm canh trong đó chăn thả chỉ là phụ thì phải có thức ăn khác, đầy đủ thành phần hơn.

Có thể đánh giá kết quả chăn nuôi ngỗng bằng cách theo trọng lượng của ngỗng con ở các lứa tuổi khác nhau. Nói chung nếu sự tăng trọng đạt được như sau thì coi như ngỗng con đã phát triển bình thường ( đối với ngỗng cỏ):1 ngày tuổi: 110g,7 ngày tuổi: 220g,14: ngày tuổi 400g, 21: ngày tuổi 570g, 28: ngày tuổi 820g

Thông thường muốn đạt được trọng lượng này thì trong chăn nuôi chăn thả  phải cho ngỗng ăn khoảng 2,5 kg thức ăn tinh

Sau 5 ngày tuổi thì có thể đưa ngỗng đi chăn. Lúc này chân ngỗng vẫn còn yếu nếu bãi chăn thả khá xa thì phải chở chúng đi (có thể gánh bằng xịa có nắp hở. Chú ý đừng có chở chật quá vì ngỗng con có thể đè lên nhau mà chết). Bãi chăn ngỗng con ở lứa tuổi này phải có nhiều cỏ non nhưng phải bằng phẳng và không quá rậm rạp. Ngỗng thích ăn cỏ gấu và cỏ gà non nhất. Phải tới 15 ngày tuổi mới có thể thả ngỗng đi ăn tự do được. Đến tuổi này ngỗng con rất hoạt động, chúng luôn sục sạo tìm mồi nhất là tìm cỏ, lá và củ. Do đó phải chú ý không để chúng phá vườn tược hoa màu. Số lượng thức ăn hàng ngày của ngỗng có thể lên đến 150g trong đó cỏ chiếm 100g, lúc ngỗng ăn no trông thực quản còn to hơn cổ của nó. cho ngỗng vặt cỏ tốt hơn là cho ăn rau trồng (rau muống, rau lang….)vì cỏ chứa ít nước hơn (giá trị dinh dưỡng tổng số của cỏ lớn hơn tuy vật chất khô có thể kém so với một số loại rau trồng).ngoài ra ngỗng ăn cỏ thì phân đỡ ướt, do đó đỡ công dọn vệ sinh.

Nước uống cho ngỗng trong những ngày đầu rất quan trọng; mỗi ngỗng con từ 1 ngày tuổi đến 5 ngày tuổi cần trung bình 50 ml trong một ngày đêm. Chú ý đặt máng uống hơi cao để ngỗng không dẫm đạp vào và nhất là tránh chúng rỉa lông bằng nước uống. Lông ngỗng con là lông tơ, tuyến nhờn chưa phát triển nên rất dể ướt. Lông hi đã ướt ngỗng lại ăn thức ăn bột thì lông dễ dính bết, mắt có thể bị đau và có khi lông tróc ra thành từng mảng.

Khi chăn thả ngỗng con (dưới 15 ngày tuổi) nên mang theo máng đựng nước sạch cho ngỗng uống, vì nếu để ngỗng đi tìm nước uống thì chúng có thể sa xuống hồ, ao không lên được.

Những ngày trời mưa lạnh và gió to không cho ngỗng dưới 15 ngày tuổi ra đồng. Nếu nuôi ngông theo lối bán thâm canh  thì sự phụ thuộc của ngỗng con vào thời tiết sẽ giảm đi nhiều. Những khi nắng hoặc mưa gió nên để ngỗng ở lại chuồng và lúc này rau xanh sẽ thay thế cho cỏ vì ngỗng không thể ra bãi chăn thả được.

Từ 15 ngày tuổi trở lên lúc này ngỗng con đã cứng cáp, có thể cho tự do tìm thức ăn và nước uống ở những bãi chăn xa hơn. Ơ tuổi này ngỗng con có thể tự tìm ra bãi chăn nhưng việc chăm sóc chúng trên đường đi hay ở bãi chăn thả là rất cần thiết; chú ý đừng để chúng đi quá phân tán, lạc đàn, sa xuống chỗ sâu không lên được hoặc phá hoại các loại cây trồng.

Ngỗng con ăn lắm ỉa nhiều. Phân ngỗng rất ướt và hăng, vì thế tro ng chuồng hay chỗ ở quây ngỗng phải luôn quét dọn sạch sẽ. Ngoài ra cần chú ý đề phòng chuột mèo hay cắn ngỗng con. Chỗ nuôi ngỗng phải được bảo vệ cận thận, nếu ‘là quây mê bồ thì ở trên phải có nắp lưới hay nắp phên (có khe hở để thông hơi)đậy khít. Bên trong quây có treo đèn  để có ánh sáng cho ngỗng ăn đêm và chuột sợ không dám  vào.

Nguồn: vietlinh.vn

Thảo luận cho bài: Kĩ thuật nuôi ngỗng con (gột ngỗng)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *