Kĩ thuật nuôi ngỗng thịt và ngỗng hậu bị

Từ 1 tháng tuổi trở lên là ngỗng choai nuôi lấy thịt hay nuôi hậu bị để thành lập đàn mới hoặc bổ sung đàn ngỗng sinh sản.

Kĩ thuật nuôi ngỗng thịt và ngỗng hậu bị - ki thuat nuoi ngong thit va ngong hau bi 500x375

 

Nuôi ngỗng thịt nói chung đơn giản hơn vì lúc này ngỗng đã trưởng thành, chúng phàm ăn và chóng lớn, do đó rất thích hợp cho cách nuôi chăn thả.

Ngỗng thịt có thể nuôi theo đàn đông khoảng 300 – 500 con, lứa tuổi trong đàn không nên chênh lệch nhau quá nhiều để cho ngỗng lớn đều và dễ tổ chức chăn thả.

Nếu nuôi đúng vào vụ gặt lúa thì buổi sáng lùa ngỗng ra ngoài đồng để nhặt các hạt rơi vãi. Trông một đàn lớn cũng không vất vả lắm vì chúng không chạy nhanh và sục sạo khắp nơi như vịt, vì vậy có thể sử dụng lao động phụ như cụ già trẻ em. Vào vụ gặt thường không phải cho ngỗng ăn thêm gì, vì ngỗng ăn nhiều và phàm ăn, nhiều khi chúng ăn thức ăn đầy lên tận hầu. Thế mà một giờ sau thức ăn đã vơi và chúng có thể kiếm thức ăn ngay. Khi thấy ngỗng ăn đã no nên lùa chúng vào nghỉ chỗ râm mát, có nước để uống và bơi lội. Ngỗng choai rất thích bơi lội và đùa giỡn dưới nước.

Nếu nuôi ngỗng choai không đúng vào vụ gặt thì sau khi chăn ở đồng bãi về cần cho ngỗng ăn thêm. Thức ăn cho thêm thường là lúa xấu, khoai lang băm nhỏ, sắn, bắp…..nếu ở gia đình nuôi với số lượng ít (khoảng 10 – 15 con)thì có thể tận dụng nước vo gạo trộn thêm thức ăn vào  để chúng mò, nước vo gạo  chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B1 rất cần cho ngỗng choai. Nhiều gia đình còn cho ngỗng ăn thêm bã rượu, bã đậu, cám heo…..cũng rất tốt.

Tùy theo điều kiện chăn nuôi có thể kết thúc nuôi ngỗng thịt vào lúc 75 hay 90 ngày tuổi lúc này ngỗng được 3,5 – 4,2kg. Nếu ngỗng được nuôi dưỡng tốt chóng lớn thì có thể rút ngắn thời gian nuôi, vì ở 10 tuần tuổi có con đạt được 3,5kg nếu là ngỗng sư tử hay ngỗng cỏ và nặng 4kg nếu là ngỗng Rênan.

Ngỗng hậu bị  có thể chọn ra từ đàn ngỗng thịt, chú ý tránh đồng huyết, chọn ngỗng thịt đưa lên hậu bị chủ yếu căn cứ vào ngoại hình. Ở 3 tháng tuổi ngoại hình ngỗng chưa thật hoàn chỉnh, vì vậy cần kết hợp với cân đo và tiêu chuẩn giống để chọn cho sát. Nên dự phòng một số ngỗng  đực ngoài yêu cầu cần thiết. Ví dụ nếu 100 ngỗng cái yêu cầu cần thiết là 25 ngỗng đực, thì ta nên chọn 30 con làm hậu bị. Đến khi vào vụ đẻ ta sẽ loại bớt ngông đực xấu đi và cả những con cái không đạt yêu cầu

Sự phân biệt đực cái ở các giai đoạn ngỗng thịt chuyển lên hậu bị vẫn còn khó. Thường ngỗng đực nặng cân hơn, đầu to, cổ dài dáng đi nhanh nhẹn và thường đi trước đàn. Nhưng để chính xác phải  mở lỗ huyệt của ngỗng để chọn: ngỗng đực có gai giao phối màu hồng nhạt, dài độ 1,5cm, ngỗng cái có lỗ huyệt nhẵn và hơi mềm hơn.

Người ta thường nuôi ngỗng hậu bị theo lối “cầm xác”, chủ yếu cho ăn ngoài đồng bãi. Ở giai đoạn này  ngỗng hậu bị được chăn ngoài đồng sẽ chịu  đựng kham khổ, đỡ  tốn thức ăn, chịu khó tìm thức ăn, đồng thời cách nuôi chăn thả có thể nâng cao sức khỏe của ngỗng. Ở lứa tuổi này ngỗng tăng trọng hầu như không đáng kể, chúng chỉ béo lên trước vụ đẻ khi được nuôi vỗ béo. Việc tăng trọng chậm ở giai đoạn hậu bị không phải là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá con giống, trái lại người nuôi ngỗng có nhiều kinh nghiệm cố gắng tránh ngỗng béo lên trong thời kỳ này

Lúc chuyển ngỗng hậu bị sang đàn sinh sản cần chọn lọc lại để loại bỏ những con không đủ tiêu chuẩn.

Nguồn: vietlinh.vn

Thảo luận cho bài: Kĩ thuật nuôi ngỗng thịt và ngỗng hậu bị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *