Nội dung chính
Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho Heo
Quan sát cá thể heo
– Quan sát từng cá thể heo khi mới mua về hoặc khi chuyển giai đoạn nuôi.
– Phân biệt được heo ốm và heo khỏe để có biện pháp quản lý kịp thời:
Các biểu hiện của heo khỏe
– Ăn uống tốt
– Vận động nhanh nhẹn, hoạt bát
– Mắt sáng, tinh nhanh
– Thân nhiệt bình thường
– Nhịp thở đều, phân thành khuôn
– Lông mượt, da hồng hào
Các biểu hiện của heo ốm
– Bỏ ăn hoặc kém ăn
– Ủ rũ, nằm một chỗ hoặc lười vận động, lười đi lại
– Mắt lờ đờ, lông sù
– Sốt cao, uống nước nhiều, tai đỏ hoặc tím tái.
– Ho, khó thở, thở mạnh, kêu, ỉa chảy
– Xuất huyết ngoài da hoặc tím tái ở vùng đầu, tai, chân…
– Khi phát hiện heo có dấu hiệu bệnh phải tách riêng để có biện pháp can thịp kịp thời, đảm bảo khi heo khỏe mạnh mới nhập lại đàn.
Quan sát đàn heo
– Quan sát chung cả đàn, kiểm tra có cá thể nào có dấu hiệu bệnh thì tách riêng ra để xác định nguyên nhân.
– Có thể kiểm tra bằng cách cho heo vận động nhẹ quanh chuồng, ở sân chơi hoặc ở bãi chăn để kiểm tra các bệnh đường hô hấp. Nếu con nào biểu hiện ho chính tỏ đã mắc bệnh hô hấp.
– Kiểm tra phân toàn đàn, nếu phân khô thành khuôn tức heo khỏe mạnh. Nếu có con tiêu chảy cần tách ra xác định nguyên nhân. Kiểm tra khối lượng cá thể
Chọn mẫu kiểm tra
– Thông thường kiểm tra ngẫu nhiên 10% số heo trong chuồng hoặc trong trại đem cân chia trung bình ta được khối lượng trung bình của mỗi heo trong chuồng.
– Có thể bắt cá thể có khối lượng lớn nhất và cá thể có khối lượng nhỏ nhất cân và chia trung bình được khối lượng trung bình của mỗi heo trong chuồng.
Cân cá thể
– Dùng cân bàn hoặc cân điện tử để cân heo.
– Có thể dùng bằng phương pháp đo heo để xác định khối lượng Đo vòng ngực của heo, tra bảng xác định khối lượng của heo
Chú thích:
VN (cm): vòng ngực của heo đo ở vị trí sau nách được tính bằng cm
KL (kg): Khối lượng heo được tính bằng kg
* Cách tính 2: Tính khối lượng theo công thức
Khối lượng heo (kg) = VN (m) x VN (m) x Dài thân (m) x 87,5
Ghi sổ sách theo dõi
– Số liệu ghi chép phải được cập nhật hàng ngày, ghi ngay sau khi thực hiện không quên.
– Ghi chép đầy đủ, chính xác, đúng với thực tế, không được ước lượng
– Cử một người trong trại hoặc gia đình chuyên ghi chép
– Ghi chép số liệu vào sổ riêng, không ghi chép lên tường nhà, bếp, cửa, không ghi ra miếng giấy hay ghi chung với các sổ khác.
Lưu ý:
+ Có sổ riêng cho mỗi lứa nuôi
+ Các khoản chi hàng ngày nên cộng rồn vào cuối tháng ghi 1 lần
+ Ghi cả thức ăn trại tự sản xuất và thức ăn mua với đơn giá tại thời điểm đó.
+ Ghi cả công lao động và chi phí khấu hao. – Trên cơ sở số liệu ghi chép chi tiết sau mỗi lứa nuôi cần hạch toán kinh tế để xác định lỗ lãi và điều chỉnh cho lứa tiếp theo.
Nguồn: caytrongvatnuoi.com