Kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa

Nuôi cá trong ruộng lúa, cá ăn các loại sâu rầy và cỏ dại, làm tơi xốp đất ruộng, phân cá thải ra làm phân bón trực tiếp cho cây lúa, kích thích cây lúa sinh trường và tăng sản lượng cáy trồng. Đây là một phương pháp ít tốn kém trong sản xuất lúa đồng thời điểm cá nuôi tạo môi trường thuận lợi bàng cách hạn chế các sinh vật gây hại và cỏ, nó còn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết trong ruộng lúa. Vì vậy nông dân giảm bớt được chi phí cho việc chăm sóc và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng thêm thu nhập trên cùng diện tích sản xuất. Ở Việt Nam, đặc biệt là ở ĐBSCL hiện mô hình lúa – cá đang phát triển mạnh. Đây là một con đường mới đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo và làm giàu hiệu quà.

Kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa - 56ff81d204c69

Nội dung bài viết này được trích từ cuốn sách “Kỹ thuật nuôi thả thủy sản” của tác giả Bùi Huyền Trang do NXB Thanh niên ấn hành năm 2013.

1. Các loại hình nuôi cá trên ruộng lúa

Nuôi cá cùng với cấy lúa

Nuôi cá ưên ruộng một vụ lúa và hai vụ lúa đều diễn ra sau khi cấy xong mới thả cá, trưóc khi gặt lúa thì thu cá. Do nuôi cá trong thời kỳ trồng lúa nên mức nước ruộng không ngập sâu nhiều, độ chiếu sáng con nước kém nên ảnh hưởng đến năng suất cá. Loại hình này thích hợp nhất với ương cá giống.

Luân canh lúa – cá

Có hai cách:

– Cấy lúa xong mới thả cá hoặc gặt lúa xong mới thả cá, gặt lúa xong không cấy tiếp lúa mà tiếp tục nuôi cá cho tới cuối năm thu hoạch cá.

– Nửa năm đầu không cấy lúa mà chi nuôi cá tới khi sắp cấy lúa muộn thì thu cá, vụ lúa muộn chỉ có lúa không nuôi cá nữa. Trong thời gian chuyên nuôi cá ruộng, có thể cho nước sâu thêm, tích cực cho cá ăn và bón phân, điều kiện chiếu sáng và ôxy trong nước khá tốt, năng suất thu cá cao hơn. Mô hình này thích hợp nhất với nuôi cá thịt.

Nuôi cá ruộng không cấy lúa vào mùa đông (các ao ở miền núi)

Có thể cho nước sâu thêm, cho cá ăn và bón phân để nâng cao năng suất cá. Loại hình này có thể nuôi cá thịt hoặc ương cá giống đều được. Trong thời gian rét có thể lợp mái che ấm cho cá trong nương ruộng.

2. Chọn loài cá thả nuôi trong ruộng lúa

Mặc dù hầu hết các loài cả nước ngọt đều có thể thả nuôi, nhưng người nuôi cần lưu ý một số diểm khi chọn đối tượng thả như nguồn thức ăn và phân bỏn cung cấp cho cả, cũng như nguồn cá giống sẵn có. Và quan trọng hơn nữa là nên chọn loài cá nhiều người thích ăn và dễ tiêu thụ trên thị truòmg.

Chọn đối tượng thả nuôi căn cứ theo khả năng đầu tư của người nuôi

– Đối với mô hình nuôi chỉ đầu tư phân hữu cơ và phân vô cơ: Mật độ thả từ 1-3 con/m2.

+ Mè Vinh: 40 -50%

+ Rô phi: 20 – 30 %

+ Cá chép: 10-20 %

+ Các loài cá khác (như cá hường, mè trẳng, sặc rằn, cá da trơn, cá Rô hu): 5 – 10 %

– Đối vớỉ mô hình nuôi đầu tư rau xanh hay thực vật: Mật độ thả từ 5-7 con/m2 và cho ăn rau xanh.

+ Cá trắm cỏ: 50 %

+ Cá sặc rằn: 35 %

+ Cá chép: 10 %

+ Cá mè hắng: 5 %

– Đối với mô hình nuôi đầu tư cá tạp và phụ phẩm nông nghiệp: Mật độ thả từ 10-15 con/m2. Trộn thức ăn theo ti lệ 1:1; cá tạp hoặc phế phẩm nhà máy chế biến với cám hoặc tấm. Có thể áp dụng 2 công thức tí lệ nuôi sau:

• Công thức 1 :

+ Cá quả (cá lóc): 80 %

+ Cá Rô phi: 15 %

+ Cá datrơn: 5 %

• Công thức 2:

+ Cá rô đồng: 80 %

+ Cá hường: 15 %

+ Cá chép: 5 %

Chọn đối tượng thả nuôi căn cứ theo từng loại ruộng cấy lúa

– Nếu nuôi cả xen canh trong ruộng lúa, dùng các loại cá như sau: cá chép, cá mè trắng, cá rô phi. Mật độ thả từ 1 đến 2 con/m2 theo tỷ lệ:

+ Cá chép 50%, cỡ cá 40 – 50 con/kg + Cá rô phi 30%, cỡ cá 35 – 40 con/kg + Cá mè trắng 20%, cỡ cá 10 – 15 con/kg

– Nếu nuôi cá ở ruộng cấy lúa một vụ (một vụ lúa + một vụ cá), dùng các loại cá chép, trắm cỏ, rô. Mật độ thà 1 – 2 con/m2, theo tỷ lệ như sau:

– Cá chép 40%, cỡ cá 4-50 con/kg + Rô hu 30%, cỡ cá 20-30 conykg + Trắm cỏ 20%, cỡ cá 10-15 con/kg + Cá mè trắng 10%, cỡ cá 10-15 con/kg.

3. Cách chuẩn bị ruộng nuôi cho cá

3.1. Chọn ruộng nuôi

Ruộng nuôi cá tốt nhất nên chọn ruộng giữ nước, có chất đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào, nước cấp vào thoát ra dễ dàng, chất nước trong, không ô nhiễm, nắng hạn không cạn, mưa to không úng, khả năng chống thiên tai tốt.

3.2. Đắp bờ ruộng

Bờ cùa ruộng nuôi cá cần phải được đắp cao, đắp rộng và gia cố; phải đắp sao cho bờ chống chịu dược áp lực khi nước được bơm đầy vào ruộng, người và súc vật có thể đi qua mà không ảnh hường gì. Thông thường, bờ ruộng được đắp rộng 0,4 – 0,5 m. Độ cao của bờ thì tùy theo tình hình cá nuôi: đối với ruộng nuôi cá giống thì đắp bờ cao 0,5 – 0,7m, đối với ruộng nuôi cá trưởng thành thì đắp bò cao 0, 7 – 1 m. Bùn đắp bờ phải được đầm chặt, đảm bảo không sạt lở hay rò rỉ nước.

3.3. Đào rãnh và hố nuôi cá

Do mực nước trong ruộng lúa nông, không thích hợp để cá sinh sống, nên cần phài đào rãnh và hố nuôi trong ruộng lúa để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi và bơi lội của cá.

– Hố nuôi cá: là những hố hình vuông hoặc tròn được đào ở trung tâm hoặc rìa ruộng lúa, là nơi để cá ẩn nẩp và cư trú trong những ngày hè nóng nực, khi nước nông, phơi ruộng hoặc phun thuốc trừ sâu.

– Rãnh nuôi cá: là nhữmg rãnh nhò đào ngang dọc trong ruộng và nối với hố nuôi cá.

Phương pháp dào rãnh và hổ nuôi cá như sau: Sau khi đã làm đất xong xuôi và trước khi trồng lúa thì tiến hành đào hố nuôi cá, sau khi lúa non đã xanh trở lại thì bắt đầu đào rãnh nuôi cá. Vị trí hố nuôi có thể đặt ờ gần cống cấp thoát nước hoặc ờ giữa ruộng lúa, điện tích khoảng 20 m2, sâu lm là thích hợp. số lượng hố nuôi căn cứ theo diện tích của ruộng lúa, thông thường diện tích của hố nuôi khống chế trong khoảng 2% – 3% diện tích ruộng. Rãnh nuôi cá bao gồm rãnh ngang và rãnh dọc, đào các rãnh ngang cách nhau 20m, các rãnh dọc cách nhau 25m, độ rộng và độ sâu của rãnh khoảng 0,5 m.

Rãnh và hố nuôi cá thường dễ bị bùn lắng đắp bồi lấp bằng, hơn nữa nước ruộng ít, sản lượng cá sẽ không cao. Nêu tích nước nhiều trong ruộng tuy có thể tăng thể tích nước, có ích cho việc nâng cao sản lượng cá nhưng lại không phù hợp để cây lúa phát triển, dễ gây ra hiện tượng lúa mạ bị lụi vàng. Để giải quyết vấn đề này, người nông dân thường mở rộng, mở sâu rãnh hố nuôi cá, áp dụng phổ biến các phương pháp nuôi cá ruộng: kiểu “rãnh cá” và kiểu “bờ lúa rãnh cá”. Nuôi cá ruộng lúa kiểu rãnh cá, chủ yếu là mở rộng diện tích hố nuôi cá trong ruộng lên tới 8% diện tích ruộng lúa, vách hố lát bằng các tấm đá phiến để phòng trừ sụt lở. Nuôi cá ruộng lúa kiểu bờ lúa rãnh cá, tức là: trong ruộng lúa đào rãnh đắp bờ, trong rãnh nuôi cá, trên bờ trồng lúa. Rãnh nuôi cá chia thành rãnh viền, rãnh chữ thập và rãnh bờ. Thông thường, rãnh viền đào cách bờ của ruộng khoảng lm, rộng khoảng 0,4 m, sâu 0,5 – Im; rãnh chữ thập đào ở trung tâm ruộng lúa, nối với rãnh viền, rộng và sâu tương tự rãnh viền; giữa bờ và bờ đào rãnh bờ, mỗi bờ có độ rộng mặt bờ 0,7 – 0,8 m, độ rộng và sâu đều tầm 0,3 – 0,4 m.

3.4. Làm rào chắn cá

Ruộng nuôi cá đều thiết kế có nhiều cống cấp thoát nước. Để ngăn chặn cá theo đường cống bơi ra ngoài, thì phải dựng rào chắn ở các miệng cống. Rào chắn có thể là lưới kim loại hoặc tấm đan bằng tre nứa, chiều dài gấp 2-3 lần chiều rộng cùa miệng cống, làm thành hình vòng cung bao quanh trước chỗ hổng miệng cống, tốt nhất nên có 2 tấm rào chắn; tấm thứ 1 để chặn các chất bẩn, tấm thứ 2 để chặn cá, mỗi tấm cách nhau 0,4 – 0,6 m.

3.5. Làm tẩm che tạo bóng râm cho cá

Do nước trong ruộng lúa nông, nhiệt độ nước rất dể tăng cao, vào mùa hè nóng, nhiệt độ nước có khi lên tới hơn 39°c. Nhiệt độ nước cao không có lợi cho cá sinh trưởng, vì thế, phải làm tấm che bên trên hố nuôi cá. Xung quanh hố nuôi cá có thể trồng các cây họ dưa, vừa giúp cải thiện điều kiện che chắn cho cá, vừa tăng thêm thu nhập.

4. Cách thả nuôi cá con, cá giống trong ruộng lúa

Nuôi cá trong ruộng lúa, phải căn cứ vào điều kiện nuôi cùa ruộng lúa, nhu cầu thị trường… để chọn lứa cá con, cá giống thả nuôi cho hợp lý.

Giống cá

Do ruộng lúa nước nông, thức ăn tự nhiên chù yếu là thực vật thủy sinh và động vật cư trú ở tầng đáy, do đó nên chọn lựa giống cá ăn tạp hoặc ăn cỏ, có sức chống chịu với môi trường nhiệt độ cao và dưỡng khí ít. Những giống cả phù hợp là cá chép, cá rô phi, cá trê, cá trắm cỏ, cá trắm…

Mật độ và tỉ lệ nuôi

Mật độ nuôi phải căn cứ vào phương thức nuôi cá trong ruộng lúa, quy cách nuôi… mới xác định được. Lợi dụng ruộng lúa để nuôi ương cá giống thì mật động nuôi thông thường là 2 – 3 con/m2, trong đó, cả chép chiếm 50%, cá trăm cỏ chiếm 30 %, cả trám 20%. Nếu nuôi cá trưởng thành, thì mật độ nuôi là 2 – 5 con/m2, ti lệ nuôi ghép giống như trên.

Thời gian thả nuôi cá giống

Để tận dụng thời kỳ sinh trường của cá, thời gian để thả nuôi cá con cá giống thích hợp là vào sau khi lúa non đã lên đòng. Cá giống sau 1 năm sẽ lớn, có thể ăn mất lúa non, vi thế sau khi cấy mạ được 20 ngày, chờ cho cây lúa đã tròn thân rồi mới thả cá.

5. Cách quản lý ruộng và cá nuôi

Quản lý nuôi cá trong ruộng lúa, nếu trong thời kỳ trồng lúa thì phải lấy việc chăm sóc lúa là chính, sau khi thu hoạch xong thì tiến hành chăm sóc cá như nuôi cá trong ao. Sau đây chủ yếu giới thiệu kỹ thuật nuôi cả trong thời kỳ trồng lúa:

Tưới tiêu nước

Trong thời kỳ trồng lúa, tốt nhất nên giữa mực nước trong ruộng cao tầm 7-16 cm để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng cùa lúa. Khi cây lúa đến thời kỳ cần nước cạn, thì cỏ thể thoát nước dần dần để tập trung cả vào trong hố nuôi, chỉ giữ mức nước 3-6 cm trong ruộng. Tới khi lúa làm đòng thì lại cần nhiều nước, đồng thời lúcc này cá cũng đã lớn cần nâng mực nước trong ruộng lên tới 8-12 cm hoặc hơn nữa, để cá vào bắt mồi, tiêu diệt sâu bọ và sục bùn…

Sau khi thu hoạch lúa xong, thì nhanh chóng bơm nước, nâng cao mực nước trong ruộng đến mức có thể để tăng cường tốc độ sinh trưởng của cá.

Trong điều kiện cho phép nên lấy nước vào ruộng ở mức sâu nhất để đáp ứng nhu cầu sinh sống của cá.

Bón phân

Trong thời kỳ trồng lúa, ngoài những loại phân bón theo yêu cầu để đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng thì không được bón thêm bất kỳ một loại phân nào, lượng thức ăn cho cá cũng phải khống chế nghiêm ngặt, không được nhiều quá, để tránh khiến cho ruộng quá màu mõ, lúa mọc quá xanh hoặc bị đổ. Bón phân hóa học cho ruộng lúa phải căn cứ theo nhu cầu của cây lúa và sự an toàn của cá nuôi, nếu dùng quá liều sẽ rất nguy hiểm cho cá. Thông thường, dùng dưới 75 kg Amoni Sunfat hoặc Urê, hoặc dùng 30 -37,5 kg Amoniac trên mồi hecta là tương đối an toàn. Chú ý, khi bón phân tốt nhất là chia nhỏ và bón làm nhiều lần, lần thứ nhất bón trước cho một nửa ruộng, cách 1 – 2 ngày sau lại bón nốt một nửa ruộng còn lại, cũng có thể chọn cách thoát nước trước, đợi cho cá tập trung vào trong rãnh và hổ nuối, trên mặt ruộng không còn nước đọng mới bón phân, phân bón rơi xuống sẽ được đất hấp thụ nhanh chóng, sau khi bón phân 1-2 ngày thì có thể bơm nước lại vảo ruộng, cá sẽ không bị ảnh hưởng.

Sau khi thu hoạch lúa, nên tăng cường bón phân cho cá ăn, thúc đẩy tốc độ sinh trưởng của cả. Bón phân nên bón chủ yếu là phân hữu cơ, như phân người, phân gà, phân lợn, phân trâu bò… đã ủ lên men, và phải bón tùy theo tình hình chất nước, thông thường mỗi tuần chi nên bón 1 lần.

Dùng thuốc trừ sâu một cách khoa học

Trước khi phun thuổc trừ sâu thì cổ gắng tăng lượng nước hoặc làm cạn nước của ruộng đển mức có thể, chọn loại thuốc hiệu quả cao mà ít độc tố. Nếu lả thuộc bột thì nên phun vào buổi sáng, khi còn sươmg mai. Nếu là thuốc nước thì thì đợi khi sương đọng trên lá lúa dã tan hết mới phun, cố găng phun thuốc rơi trên lá lúa, hận chế rơi xuống nước, như thế vừa tăng hiệu quả diệt trừ sâu bệnh, vừa tránh ảnh hưởng tới cá nuôi.

Kiểm tra

Hằng ngày kiềm tra bờ ruộng, đăng, phên nứa, mành chắn cá, phòng nước rò ri và nước tràn cá đi. Đặc biệt là khi trời mưa to, lũ về thì phải kịp thời tháo bớt nước. Chú ý dọn rác bẩn làm tắc đăng, mành chắn cá để nước thông thoáng, phát hiện bờ ao có hang chuột hay lỗ lươn đào phải lấp kín ngay. Thường xuyên đi tuần quanh ruộng, quan sát tình hình hoạt dộng và ăn của cá, xem có hiện tượng nổi dầu hay không, nếu phát hiện điều gì bất thường, phải kịp thời tìm cách xử lý. Nếu cá nổi đầu vào sáng sớm, nên thay nước 20-30%. Trong thời gian này, không nên cho cá ăn thừa hoặc bón phân cho đến khi cá hoạt động trở lại bình thường.

6. Cách cho cá ăn khi nuôi trong ruộng lúa

Nuôi cá ruộng ngoài việc lợi dụng thức ăn tự nhiên, muốn nâng cao năng suất cần phải đầu tư thức ăn ở mức độ thích hợp. Thường sau khi cấy xong 20-30 ngày bắt đầu cho cá ăn, nếu thả cá giống 1 tuổi và mật độ hơi dày thì phải cho ăn ngay. Thả thức ăn vào hố hoặc mương cá, sáng cho ăn 1 lần vào lúc 8-9 giờ, chiều cho ăn 1 lần vào lúc 3-4 giờ.

Trong quá trình nuôi cá trong ruộng lúa, phải thường xuyên kiểm tra theo dõi sự phát triển, nhất là cá chim.

Thức ăn của cá rất đơn gián bao gồm: thức ăn thiên nhiên như bèo, rau xanh, các loại cỏ non…; thức ăn tinh như cám gạo, bột bắp, bột cá… Đối với thức ăn tinh, đem trộn chung rồi nấu chín, cho cá ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát. Có thề phối trộn thức ăn theo công thức:

– Công thức 1 : Cám (bột ngô) 70% + Bột cả 25 % + Chất kết dính 5%

– Công thức 2: Cám (bột ngô) 70% + Ốc ruột xay nhỏ 25 % + Chất kết dính 5%.

Tùy theo mật độ cá nuôi mà lượng thức ăn cho cá cũng khác nhau:

– Với mật độ nuôi 0,5-1 con/m2, thì ta không cung cấp thức ăn bổ sung.

– Với mật độ nuôi 2-3 con/m2, cung cấp thức ăn bổ sung bằng những phụ phể phẩm nông nghiệp 6 địa phương, khẩu phần 2 – 3 % khối lượng cá /ngày.

– Với mật độ nuôi 4-5 con/m2, khẩu phần cần dao động từ 4 – 5 % khối lượng cá/ngày.

Tuy nhiên, lượng cho ăn còn tuỳ thuộc vào tình hình ăn mồi và sinh trưởng của cá mà quyết định.

7. Cách nuôi ghép tôm càng xanh với cá trên ruộng lúa

Để nuôi tôm càng xanh trên mộng lúa đạt hiệu quả cao cần chủ ý:

– Không nên nuôi ghép cá chép chung với tôm càng xanh: Bởi vì, khi tôm bước vào giai đoạn lột xảc, bản năng tự vệ kém, lớp vỏ mới cùa tôm còn mềm, do đó tôm trở thành miếng mồi ngon cho các loài khác tấn công. Cá chép tuy là loài cá hiền, dễ nuôi và có tập tính kiểm ăn – bắt mồi ờ tầng đáy, khi gặp tôm lột sẽ tấn công ăn thịt tôm nuôi.

Nên thay loài cá chép bằng loài cá hường – cá sặc rằn – cá rô phi – mè trắng khi muốn nuôi ghép chung với tôm càng xanh.

Khi chọn tôm càng xanh là đối tượng chính để nuôi trên ruộng lúa thì giảm mật độ thả nuôi ghép các loài cá, chỉ còn khoảng 0,5 – 2 con/m2. Tôm càng xanh mật độ thả trên ruộng: 4-6 con/m2.

Đào mương quanh ruộng lúa để nuôi tôm – cá thực hiện theo các bước như sau:

– Thiết kể mương bao quanh ruộng lúa: Mương có chiều ngang 8 – 10 m độ sâu mặt nước mương 0,8 -1,2 m, chiều dài mương chạy dọc theo chu vì ruộng lúa. Nên đào mương bao cách chân bờ ruộng 0,8 -1,5 m. Đất đào mương dùng để đắp cao bờ và gia cố bờ ruộng.

– Thiết kế mương trú – mương thông (còn gọi là dạng mương xương cá) trên diện tích ruộng lúa: mương phân bố đều trên diện tích ruộng tạo thành những cụm nhỏ giúp cá – tôm bơi lội kiếm ăn bắt mồi trên ruộng lúa. Mương có chiều ngang 0,5 – 1 m, độ sâu mặt nước 0,4 – 0,6m, số lượng mương trú – mương thông: 4 -8 mương.

– Nên chủ động dùng lưới bao chung quanh bờ mộng để đề phòng triều cường bất thường hay nước lũ tràn ngập đồng ruộng làm thất thoát cá nuôi. Mật khác cần bố trí cống cấp thoát nước có ngăn lưới ở miệng cổng đế ngăn ngừa cá tạp – cả dữ vào ruộng có nuôi tôm cá.

Nguồn: nghenong.com

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *