Kỹ thuật trồng bí xanh

Phần lớn giống bí trong sản xuất hiện nay được lựa chọn từ giống bí tốt của địa phương.

1. GIỐNG:

Phần lớn giống bí trong sản xuất hiện nay được lựa chọn từ giống bí tốt của địa phương.

– Các tỉnh miền núi phía Bắc trồng các giống bản địa của đồng bào Dao, Thái, Tày…Vùng Đồng bằng sông Hồng trồng giống bí số 1

– Ở các tỉnh Miền Nam Trung Bộ trồng giống bí nổi tiếng Chánh Trạch;

– Ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trồng giống bí Chanh, bí Bung hoặc giống bí xanh của Công ty hai mũi tên Đông – Tây.

Kỹ thuật trồng bí xanh - 5600be35695192. THỜI VỤ:

Bí xanh có thể trồng quanh năm ở tất cả các vùng sinh thái. Tuy nhiên tuỳ theo chế độ đất và nước của từng vùng, bố trí thời vụ thích hợp để thời kỳ ra hoa, ra quả tránh bị úng hoặc gặp hạn kéo dài.

– Vụ Xuân gieo trồng vào tháng 1.

– Vụ hè gieo trồng vào tháng 5-6. Ở Đồng bằng sông Cửu Long vùng không chủ động nước gieo trồng đầu tháng 4 đến tháng 5;

– Vụ Thu gieo trồng vào tháng 9-10;

– Vụ Đông: Vùng Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền núi ấm, vùng Bắc Trung Bộ trồng bí xanh vào đầu tháng 10, sau khi đã thu hoạch lúa mùa sớm. ở Đồng bằng sông Cửu Long bí xanh trồng dưới ruộng, tốt nhất là vụ Đông – Xuân, xuống ruộng tháng 10-11.

3. LÀM ĐẤT:

– Ở các tỉnh phía Bắc trồng bí xanh trên đất ruộng hoặc đất màu được cày bừa kỹ và làm luống rộng 3,0 – 3,5 m, luống cao 0,25 – 0,30m, cách luống 0,30 – 0,35 m;

– Ở các tỉnh Nam Bộ, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trồng bí xanh trên đất ruộng tốt, không nhiễm phèn mặn. Sau khi làm đất kỹ, lên liếp để trồng.

+ Mặt liếp rộng 5,5 – 6,0 m

+ Mương tưới: rộng 0,4 – 0,5 m, sâu 0,30m

+ Hố trồng: Tùy thuộc mật độ trồng, thường rộng 0,5 – 0,80m, cao 0,20 m

4. KHOẢNG CÁCH, MẬT ĐỘ VÀ CÁCH TRỒNG:

– Xử lý hạt giống: Ngâm hạt trong nước ấm (3 sôi + 2 lạnh) trong 5 – 7 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch nhớt rồi dùng vải thấm nước gói lại vùi trong trấu, rơm ro, thường xuyên tưới nước giữ ẩm, sau 36-48 giờ hạt sẽ nhú mầm.

– Gieo thẳng: Giữa mặt luống, bổ hốc cách nhau 0,8 – 1,0 m, rồi gieo mỗi hốc 3-4 hạt, mật độ khoảng 1,5 – 2,0 vạn cây/ha, khi cây mọc 3-4 lá tỉa bỏ cây yếu để lại mỗi hốc 1-2 cây khoẻ, mập. Đối với cách trồng không dàn để dây bò lan trên mặt đất. Lưu ý gieo hạt xong phủ rơm rạ mặt luống để giữ ẩm, khi dây bí dài 0,5 m dùng đất mượn chặn đốt, 1-2 đốt chặn 1 lần để bí ra rễ phụ.

– Gieo trong bầu: Vỏ bầu bằng túi ni lông chiều ngang 5 cm, cao 7 cm hoặc vật liệu giản đơn như lá chuối, lá dừa… Chất liệu trong bầu gồm đất mịn, tro bếp, phân chuồng hoai mục trộn đều với nhau theo tỷ lệ 1:1:1. Mỗi bầu gieo 1 hạt, khi cây mọc đều lọai bỏ các cây yếu. Vì vậy phải có 10-15% bầu dự phòng để trồng dặm. Khi cây trong bầu được 7-10 ngày thì trồng ra ruộng.

Trồng bí có dàn khi dây đã dài 1 m, bí đã có tay cuốn phải làm dàn cao 1,8 – 2,0 m rồi nương nhẹ cho bí leo lên dàn.

5. PHÂN BÓN:

– Khối lượng phân bón: Phân hữu cơ hoai mục 15 – 20 tấn/ha. Số lượng phân vô cơ thương phẩm quy ra nguyên chất để đảm bảo 1 ha N: 80-100 kg, P205: 90-100 kg, K20: 60-80 kg;

– Cách bón:

+ Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ + 100% lượng phân lân + 20% lượng phân đạm;

+ Bón thúc:

Lần 1: Sau khi trồng 10-15 ngày bón 30% lượng phân đạm + 40% số phân kali

Lần 2: Sau khi trồng 30-35 ngày bón 30% lượng phân đạm + 40 lượng phân kali;

Lần 3: Khi bí xanh ra quả, tưới nước phân pha loãng (10% lượng phân đạm + 10% lượng phân kali) sau đó 10 ngày tưới thêm 1 lần nước phân nữa (10% lượng phân đạm + 10% lượng phân kali) để giúp cây ra nhiều nhánh và đậu quả.

6. CHĂM SÓC:

Tỉa cây: Sau trồng 7 ngày tiến hành tỉa cây chỉ để lại 1 cây/hốc. Trồng dặm những hốc có cây chết.

– Tưới nước: Không để ruộng bí quá ẩm để phát sinh bệnh phấn trắng, nhưng giai đoạn bí ra hoa đậu quả cần phải tưới đủ nước để cây bí phát triển.

– Bấm ngon, úp nụ: Khi dây bí dài 1 m thì bấm ngọn để cây ra nhiều nhánh, khi bí ra hoa rộ dùng hoa đực úp vào hoa cái vào lúc 7- 9 giờ sáng hàng ngày.

7. SÂU BỆNH:

– Bọ trĩ, rầy: Phát hiện sớm để phòng trừ kịp thời. Dùng 1 trong các lọai thuốc: Confidor 100SL nồng độ 0,5-1%, Danitol pha 5-10cc/1 bình 8 lít, Refent800WP pha 1g/1 bình 8 lít.

– Rệp: Phun 1 trong các loại thuốc: Sumialpha 5 EC, Confidor 100SL, Baythroid 5 SL pha 5-7 cc/1 bình 8 lít.

– Sâu sám, sâu ăn lá: Xử lý đất bằng Basudin 10H trước khi trồng, phun thuốc vào lúc trứng sâu sắp nở bằng 1 trong các loại thuốc: Polytrin P446 ND, Karate 2,5 EC, Fenbis 2,5 EC, Sumicidin 10EC, Fastas 5 EC pha 10-20cc/1 bình 8 lít.

– Bệnh héo cây con: Không để ruộng quá ẩm. Phun 1 trong các loại thuốc: Seore 250ND, Ridomil 25WP, TiltSuper 250ND, Bonanza 100DD theo hướng dẫn.

– Bệnh phấn trắng, sương mai: Phun Curzate M8, Maneszeb 80WP, Rodimil MZ 72 BHN, Topsin M 50WP, Aliette 80WP liều lượng 1kg/ha

8. THU HOẠCH:

Thời gian thu quả phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Khi bí có nhiều phấn trắng là đã già, có thể bảo quản được lâu.

Nguồn: nghenong.com

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật trồng bí xanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *