Chuẩn bị đất và chuẩn bị đất trồng:
* Chọn đất: – Có tầng dầy từ 1 m trở lên, kết cấu xốp để giữ mầu, và thoát nước tốt, giàu mùn và các chất dinh dưỡng. Độ dốc của đất từ 3- 20o (tốt nhất là 3-80 ).
– Chọn địa điểm trồng: + Xa các vườn cây ăn quả có múi đã bị nhiễm bệnh virus hoặc tương tự virus, bệnh vi khuẩn như bệnh loét.
+ Không trồng trên các vườn đã trồng cây ăn quả có múi cũ đã có triệu chứng tiền nhiễm tuyến trùng hoặc các bệnh nấm như Phytophthora.
+ Không nên trồng trên các vùng quá khô hạn, xa nguồn nước tưới hoặc nơi đất trũng, khó thoát nước.
+ Vệ sinh đồng ruộng: Chặt bỏ các cây có múi bị bệnh virus hoặc tương tự virus ở vùng xung quanh.
– Giải phóng đất sớm trước khi trồng. Nếu là đất chu kì 2 nên trồng 2-3 vụ cây họ đậu để cải tạo đất.
+ Tạo cách ly không gian với các vùng xung quanh để tránh các vectors lây nhiễm bệnh: Trồng hàng cây chắn gió, tốt nhất nên trồng bạch đàn, keo tai tượng, cao su… Hàng cây chắn gió có thể ngăn được một số loài sâu bệnh hại, vectors truyền bệnh và ngăn cản được những đợt gió mạnh và nóng đặc biệt là các tỉnh Bắc Trung bộ… làm giảm nhiệt độ và giảm thoát nước bề mặt khi gặp gió Tây Nam.
* Chuẩn bị đất trồng
Bao gồm: phát quang, san mặt bằng; thiết kế vườn trồng; đào hố; bón phân lót và lấp hố; các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước,…
– Phát quang và san ủi mặt bằng
+ Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng cây ăn quả nói chung và trồng cam V2 đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng. Trừ những nơi đất quá dốc ( từ khoảng 100 trở lên ) sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây, còn ở những nơi đất không quá dốc hoặc bằng, sau khi phát quang, san ủi sơ bộ có thể dùng cày máy hoặc cày trâu cày bừa một lượt để vừa sạch cỏ vừa tạo cho bề mặt vườn tơi xốp ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi bị phát quang.
+ Đối với các loại đất chuyển đổi khác sang trồng cam V2 cũng cần phải dọn sạch và tạo lại mặt bằng trước khi thiết kế .
– Thiết kế vườn trồng
Thiết kế vườn trồng bao gồm các nội dung công việc như bố trí lô thửa, đường đi, mương, rãnh tưới tiêu nước, bố trí mật độ, khoảng cách vv…
+ Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một cách phù hợp. Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 – 50 nên bố trí cây theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác ( kiểu nanh sấu ). Đất có độ dốc từ 5 – 100 phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức. Ở độ dốc 8 –100 nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản , dưới 80 có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 100 phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.
+ Đối với vườn diện tích nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông, song với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 – 10 ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường
+ Thiết kế lô, thửa, xây dựng hệ thống chống xói mòn, hệ thống tưới và thoát nước.
+ Chọn cây ngắn ngày trồng xem thích hợp, nhất là cây họ đậu.
Thời vụ trồng: Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân (Tháng 2 – 4) hoặc mùa thu. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa.
Mật độ:Mật độ trồng nên trồng 4 x 5 m.
Kỹ thuật trồng
– Đào hố : hố trồng cam có kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8m hoặc 1 x 1 x 1m, khi đào hố cần lưu ý để lớp đất mặt về một phía, lớp đất phía dưới về một phía. Sau khi đào hố xong, hố được phơi khô ít nhất là 1 tháng, dùng 1kg vôi bột rắc xung quanh hố. Ở các vùng đất cứng, thoát nước kém hố đào sâu có thể trở thành vũng nước mưa, gây nghẹt rễ, cần có biện pháp thoát nước.
– Chuẩn bị phân bón lót: Mỗi hố bón từ 50- 80kg phân chuồng hoai mục + 1kg P2O5 + 5 – 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố, lớp đất mặt + 100g urê + 100g K2O5. Trồng xong nên phủ gốc để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.
– Chăm sóc
+ Làm cỏ: Cỏ xung quanh gốc cần được nhổ sạch. Phần đường lô nên chỉ cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mòn đất và là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cam.
+ Bón phân: Bón phân nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây bao gồm nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), các nguyên tố vi lượng (Bo, Cu, Zn, Mn, Mg…) để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Hàng năm cần bón bổ sung 30- 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ/cây kết hợp với bón phân hoá học. Cách bón: Đào rãnh sâu 25-30cm theo tán cây, bón rồi lấp đất lại và tưới nước.
+ Tỉa cành tạo tán: Sau khi trồng cây đã ổn định tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển thành 3-4 cành cấp I theo 4 hướng, từ mỗi cành cấp I lại để 3-4 cành cấp II…
Các cành vượt cũng thường xuyên cắt tỉa (chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo).
Cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển đồng đều.
+ Tưới nước: Sau khi trồng nên tưới nước 2-3 lần nếu trời không mưa để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.
– Chống tái nhiễm bệnh: Thường xuyên thăm vườn, cắt cành hoặc chặt bỏ cành, cây có triệu chứng bệnh greening và các bệnh virus khác.
Phun thuốc trừ sâu nội hấp khi phát hiện rầy chổng cánh (Diaphorina citri) môi giới truyền bệnh greening và rệp aphid môi giới truyền bệnh Tristeza (chú ý các đợt lộc).
Phòng trừ tổng hợp các loại sâu bệnh:Trong vườn cây có múi nhiều loại sâu bệnh khác như: sâu đục thân, sâu vẽ bùa, nhện, bệnh loét, bệnh chảy gôm… Các loại sâu bệnh này chỉ có thể phòng trừ có hiệu quả bằng việc áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Sâu hại
Sâu vẽ bùa (Phyllosnis Citrella) : Phá hoại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3-4 năm đầu mới trồng. Trên cây lớn thường phá hoại vào thời kỳ lộc non, nhất là đợt lộc xuân. Dù ở thời kỳ nào của cây cam, sâu chỉ đẻ trứng và phá trên các búp non. Sâu non nở ra ăn lớp biểu bì trên lá, tạo thành những vết ngoằn ngèo,có phủ sáp trắng,lá xoăn lại , cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm (mạnh nhất là từ tháng 2 tới tháng 10).
Phun thuốc phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài1-2 cm)
Dùng thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/1000 – 1,5/1000. Khi xuất hiện sâu trừ diệt bằng một trong hai loại thuốc trên nhưng cần pha thêm dầu Cantect để phun trừ thì diệt sâu mới có hiệu quả. Phun ướt hết mặt lá.
Sâu đục thân (Chelidonium argentatum), đục cành (Nadezhdiella cantori) xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9.
– Đặc điểm gây hại:
Sâu trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
– Phòng trừ:
+ Bắt diệt sâu trưởng thành (Xén tóc)
+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non
+ Sau thu hoạch (tháng 11 – 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng
+ Bơm các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% vào các vết đục, sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
Chú ý: sâu đục thân đục cành thường đẻ trứng ở các kẽ nứt của vở ở phần thân cây và gốc cây, vì vậy vào tháng 11- 12 thường dùng vôi quét vào gốc cây sẽ có tác dụng làm nấp những kẽ nứt ở vỏ cây không cho sâu có chỗ đẻ trứng và tiêu diệt (làm bị ung những trứng sâu đã đẻ trong kẽ nứt)
Nhện đỏ (Paratetranychus Citri) : Phát sinh quanh năm hại lá chính, chủ yếu vào vụ đông xuân.
Nhện đỏ rất nhỏ, thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn thấy những vùng tròn bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện, hơi phồng lên nhăn nheo. Những cây cam quýt hoặc vườn cam quýt gần nương chè thường hay có nhện đỏ phá hoại.
Nhện trắng (Phyllocoptes oleivorus) phát sinh chủ yếu trong thời kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng (trời âm u hoặc cây bị che bởi các cây khác). Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu vàng sáng ở dưới mặt lá.
Để chống nhện trắng và nhện đỏ, dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2% (tức 10- 20 ml thuốc/10 lít nước), hoặc dùng thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1- 2% để phun. Nếu không có 2 loại thuốc trên thì dùng Kentan (thuốc vẫn dùng cho chè) pha nồng độ 1- 2/1000. Cần phun ướt cả mặt dưới lá và phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục mỗi lần cách nhau 5- 7 ngày.
Rệp cam : chủ yếu hại các lá non cành non. Lá bị xoán rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.
Rệp sáp : trên mình phủ 1 lớp bông hoặc sáp màu trắng hình gậy, hình vảy ốc, có thể màu hồng hoặc màu xám nâu.Cam ở gần ruộng mía thường hay bị rệp từ mía lan sang.
Dùng Trebon, Sherpa pha với nồng đọ 1- 2/1000 phun 1- 2 lần vào thời kỳ lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn điều trị có hiệu quả cần pha thêm một ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuôc dễ thấm.
Ruồi vàng hại quả
Ruồi trưởng thành đẻ trứng vào vỏ quả, sâu non nở thành dòi đục vào trong quả làm thối quả. Khi trứng chưa nở ngoài vỏ quả cam chỉ thấy một vết châm rất nhỏ, nhưng khi trứng nở thành dòi vết châm bị thâm nâu và lan rộng, ấn tay vào thấy nước cam phòi ra, bên trong quả đã rất nhiêu dòi. Dùng bả gồm Methyl Eugenol 90 – 95% + 5 –10% Nalet. 2ml cho một bả, mỗi bả dùng cho 50 cây, đánh liên tục 10 – 12 lần trong mùa quả chín. Phun Sherpa, Trebon 1 – 2/1000 cho vườn cây 3 – 4 lần, cách nhau 5 –7 ngày.
Bệnh hại
2.1. Các bệnh do nấm
* Bệnh loét cam quýt (Xanthomonas Citri) và bệnh sẹo (Ensinoe Faucetti Jenk) gây hại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây mới trồng 1-3 năm. Trên lá thấy xuất hiện các bệnh màu nâu, có thể lốm đốm hoặc dầy đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống như ghẻ nở có màu vàng hoặc màu nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết.
Trị bệnh loét sẹo bằng cách phun boocđô 1-2% hoặc thuốc Kasuran 1/1000.
Cách pha thuốc boocđô cho bình 10 lít:
– Dùng 0,1 kg sunfat đồng + 0,2 kg vôi tôi (nồng độ 1%)
– Lấy 7 lít nước pha với đồng sunfat đánh cho tan đều pha với 3 lít nước đã pha với vôi, lọc bỏ cặn bã (làm như vậy để tránh kết tủa khi phun không bị tắc vòi phun)
* Bệnh chảy gôm (Phytophthora Citropthora): bệnh thường phát sinh ở phần gốc cây cam quýt cách mặt đất từ 20 – 30 cm trở xuống cổ rễ.
Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị những vết nứt và chảy nhựa (gôm). Bóc lớp vỏ ra ở phần gỗ bị hại có màu xám và có thể nhìn thấy sợi nâu hoặc đen chạy dọc theo thớ gỗ. Bệnh nặng lớp vỏ bị hại sẽ thối rữa và tuột khỏi thân cây, phần gỗ bên trong lớp vỏ hoá đen xám. Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị hại cây sẽ bị chết ngay, còn bị hại một phần thì lá bị vàng cây sinh trưởng kém. Bới sâu xuống đất có thể thấy nhiều rễ cũng bị thối. Những địa hình thoát nước kém cây dễ bị bệnh chảy gôm.
Cách phòng trị : dùng thuốc boocđô 1-2% để phun trên cây và đổ trực tiếp vào vết bệnh. Nếu cả rễ bị bệnh có thể đào lên loại bỏ rễ thối và xử lý thuốc. Ngoài ra có thể dùng thuốc Aliette hoặc thuốc benlat pha với nồng độ 2/1000 để xử lý các vết bệnh và phun trên lá.
Các bệnh do virus.
* Bệnh greening (Bệnh gân xanh lá vàng)
Tác nhân gây bệnh là một vi khuẩn sống trong tế bào, gram âm, phá hại chủ yếu các mạch libe ở các bộ phận còn non, rất phổ biến ở Đông Nam á.
Triệu chứng: + Trên cây nhỏ, cây lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ đi. Lá biến vàng lốm đốm hoặc vàng lá gân xanh.
+ Trên cây lớn: Cũng giống như cây nhỏ nhưng chỉ xuất hiện trên một vài lá, một vài cành, bị nặng thì mới xuất hiện trên toàn cây.
Bệnh lây truyền qua chiết ghép và môi giới truyền bệnh phòng trừ bệnh greening cũng như nhiều bệnh vi rút khác cần tiến hành theo 2 hướng: giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên và dùng cây giống sạch bệnh.
Để hạn chế bệnh Greening: Trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam Valencia, 1 hàng ổi có tác dụng rõ trong việc hạn chế sự xuất hiện của rày chổng cánh – đối tượng truyền bệnh nguy hiểm.
* Bệnh Tristeza
Triệu chứng giống như bệnh Greening, nhưng phần bị bệnh phá hại là gốc cây, cho nên khi cây bị bệnh thì toàn bộ lá trên cây đều bị vàng, giống như bệnh chảy gôm. Chỉ khác bệnh chảy gôm là lá cây bị bệnh tristeza chuyển màu vàng gần trong và bị biến dạng, sinh cành, còn cây bị bệnh chảy gôm thì lá chỉ bị vàng và không bị biến dạng.
Gốc cây bị bệnh, có thể bị những vết lõm, vỏ chỗ vết lõm bị nứt. Nếu bóc lớp vỏ ra thấy phần gỗ bên trong bị hoá bẩn (nhìn thấy một đám trắng xôm xốp). Nhìn kỹ thấy những mụn gỗ nhỏ li ti nổi lên đám gỗ hoá bần. Cây bị bệnh Tristeza chết rất nhanh, từ khi phát hiện thấy vàng lá chỉ trong vòng vài tuần hoặc một tháng cây có thể chết.
Lịch phát sinh sâu bệnh hại thường thay đổi tuỳ thuộc vào điệu kiện cụ thể của từng năm. Cần theo dõi thường xuyện diễn biến sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Thu hoạch và bảo quản
– Cần thu hoạch kịp thời để không ảnh hưởng tới phẩm chất quả. Khi quả có 1/3 – 1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hoạch được.
– Khi thu hái nên dung kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường.
Nguồn: sưu tầm