Cây đậu ngự – Cách trồng và chăm sóc đậu ngự sai quả

Cây đậu ngự có tên khoa học là Phaseolus (P.vulgaris, P.lunatus) thuộc họ đậu (Legumineuse). Đậu ngự trồng được ở nhiều tỉnh thành nước ta. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn một vài Kỹ thuật trồng đậu ngự.

Đặc điểm của cây đậu ngự

Tên thường gọi: Ðậu ngự còn gọi là Ðậu kẻ bạc, Ðậu tiềm.

Tên khoa học: Phaseolus lunatus L.

Họ khoa học: thuộc họ Ðậu – Fabaceae.

Cây có tuổi thọ khoảng hai năm, có thể sống lâu hơn do có rễ củ, có thân quấn dài tới 7-8m. Lá có 3 lá chét hình trái xoan, gốc tù, đầu nhọn, lá già nhẵn. Hoa màu trắng lục, nhỏ, cách quãng, xếp thành chùm thưa ở nách lá, mang hoa về phía nửa trên. Quả ngắn, dai, nhẵn, hơi cong hình cung. Hạt 3-4, trắng, dạng trứng, thường là vàng, đốm nâu, rất thay đổi cả về kích thước và màu sắc.

Cây ra hoa vào mùa xuân, hè.

Công dụng của cây đậu ngự

Trong y học dân gian ở nước ta, đậu có dược tính được dùng làm thuốc, hỗ trợ các chức năng sinh học của cơ thể. Ăn đậu thường xuyên làm giảm lượng Insulin cần thiết để chữa bệnh tiểu đường, vì đậu làm đường trong máu tăng lên rất chậm.
Hạt đậu ngự là nguồn dinh dưỡng rất phong phú, có lượng chất đạm cao hơn các các loại ngũ cốc khác từ hai đến năm lần. Đậu tươi có mùi rất thơm, ít tinh bột, nhiều bó sợi nên dẻo bùi. Đậu khô nhiều tinh bột hơn nhưng không thơm và bùi bằng đậu tươi.

Quả hạt non có thể ăn xào, nấu chè. Lá dùng làm thức ăn chăn nuôi; giá trị dinh dưỡng cao hơn lá lạc, lá đậu tương. Hạt già bóc vỏ dùng hấp cơm hoặc nấu chè đường ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt còn được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày và đau ruột.

Xem thêm:

Kỹ thuật trồng đậu ngự

Thời vụ

Gieo hạt từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 7.

Làm đất và trồng đậu ngự

Đậu ngự có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Kỹ thuật làm đất gieo hạt cũng tương tự như đối với các loại đậu đỗ khác sau khi làm đất kỹ, lên luống cao 30 cm, rộng 60 cm, rãnh rộng 30 cm. Trên luống trồng 1 hàng, các cây cách nhau 30-40 cm. Đậu ngự thường được trồng thuần. Đậu ngự có khả năng tạo các nốt sần trên rễ, cho nên có thể góp phần cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu của đất.

Cây đậu ngự - Cách trồng và chăm sóc đậu ngự sai quả - ky thuat trong dau ngu 640x456

Cây đậu ngự

– Chăm sóc: Thời gian đầu đậu ngự sinh trưởng chậm, vì vậy cần được làm kĩ trong thời kỳ cây con. . .

Khi cây sinh trưởng được 5 – 6 tuần, cần làm cọc đỡ cho đậu ngự leo. Mỗi cọc có thể đỡ được1 – 4 cây. Có thế cắm cộc bằng tre nứa, thân cây đay. Có nơi thường cho đậu ngự leo lên thân cây ngô trồng xen, hoặc cây ngô trồng vụ trước đối với đậu ngự trồng để lấy quả, cọc phải cao 2-3 m.

Bón phân cho cây đậu ngự

Tuỳ điều kiện cụ thể có thể bón 10 – 15 tấn phân chuồng hoai và 60kg N – 90kg P2O5 – 60kg K2O cho 1ha.

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân + ½ phân đạm + ½ phân kali bón lót toàn bộ trước khi gieo hạt.

+ Bón thúc

  • Bón thúc lần 1: Sau trồng khoảng 1 tháng. Dùng ¼ lượng phân đạm và ¼ lượng phân kali, mỗi  loại đều trộn riêng với đất bột khô theo tỷ lệ 1 : 3 hay 1 :4 là tốt nhất. Đem hỗn hợp đất phân đã trộn vãi đều giữa cáchàng cây. Cũng có thể bón thẳng phân đạm và kali xungquanh cây trước sau đó dùng đất bột vãi phủ lên trên rồi tưới nước. Để tránh phân hoá học rơi vào lá và cây nên bón vào lúc sương đã khô.
  • Bón thúc lần 2: Cách lần 1 khoảng 30 ngày, vào giai đoạn trước khi cây ra hoa với số phân đạm và kali còn lại trong điều kiện thuận lợi. Nếu trồng đậu ngự để lấycủ thì tiến hành bón thúc lần 2 ngay sau khi vừa cắt ngọn, chồi hoa.

Làm cỏ, xới xáo, vun cho đậu ngự

Cây đậu ngự phát triển rất nhanh sau khi nẩy mầm có thể đạt độ cao 20cm trong vài tuần nên làm cỏ xới xáo và vun cần tiến hành sớm. Khi cây cao 50cm phải làm giàn ngay để cây leo bám và phát triển tốt. Làm cỏ khoảng 2-3 lần kết hợp bón thúc đạm và kali.

Tưới nước

Quản lý nước là khâu rất quan trọng trong trồng và thâm canh cây đậu ngự, đặc biệt là trồng các giống ngắn ngày. Nguyên tắc tưới cho cây đậu ngự là đất ẩm nhưng không mất độ thoáng, xốp của đất vì vậy nên tưới nước theo kiểu tưới rãnh là tốt nhất. Khi lấy nước vào rãnh chú ý lấy nước vào nơi xa trước nơi gần sau, cao trước thấp sau tránh đọng nước sau khi ngấm đủ vào luống. Vào mùa mưa chú ý tháo nước không để ruộng ngập, đọng nước sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phải triển của cây. Ở những vùng có sương muối phải che chống cho cây.

Nguồn: Sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

  • cach trông đậu ngự
  • cây đậu ngự
  • https://nuoitrong123 com/ky-thuat-trong-dau-ngu html
  • ky thuat trong dau ngu
  • cây đậu ngự đỏ

Thảo luận cho bài: Cây đậu ngự – Cách trồng và chăm sóc đậu ngự sai quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *