Nội dung chính
Khơi hố rộng hơn kích thước bầu, xé vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng, vun đất nhỏ xung quanh gốc 1/2 bầu, ấn chặt, lấp đất cao bằng cổ rễ phải bằng hoặc cao hơn mặt hố để tránh úng nước trong mùa mưa.Không trồng cây vỡ bầu, long gốc, gảy ngọn.
1. Đặc điểm sinh thái:
Cây gỗ nhỡ, thân thẳng cao từ 15 – 20 m, gỗ dùng làm đồ mộc, trụ mỏ, XĐCB, nguyên liệu giấy sợi. Là cây trồng tục hoá đồi trọc, phát triển tốt trên đất feraist đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét có thành phần cơ giới thịt nhẹ, dễ thoát nước, tầng dầy trên 40cm, ở những nơi có lượng mưa bình quân từ 1.500 – 2.500mm/năm, nhiệt độ bình quân từ 15 – 29°C.
2. Kỹ thuật trồng rừng:
Tiêu chuẩn cây con: Tuổi cây từ 2,5 đến 3 tháng, cao từ 20 – 30cm,đường kính cổ rễ 2mm, hình dáng cân đối, không sâu bệnh, không cụt ngọn.
– Thời vụ trồng: Từ 15/5 đến 30/7.
– Mật độ gây trồng: 2.500cây/ha (hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2m).
– Xử lý thực bì: Phát dọn toàn diện (nơi có điều kiện phát đất toàn diện).
– Cuốc hố: kích thước 30 x 30 x 30cm. Cuốc lớp đất mặt để sang 2 bên miệng hố, lớp cuốc sau để về phía dưới dốc. Cuốc hố trước khi trồng 30 ngày.
Lấp hố kết hợp bón lót: Gạt lớp đất mặt 2 bên miệng hố lấp đấy 2/3 hố và trộn đều với 0,3 kg phân NPK sau đó tiếp tục đẫy lớp đất mặt lấp đầy hố. Lấp hố phải thực hiện trước khi trồng cây 20 ngày.
– Kỹ thuật trồng: Khơi hố rộng hơn kích thước bầu, xé vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng, vun đất nhỏ xung quanh gốc 1/2 bầu, ấn chặt, lấp đất cao bằng cổ rễ phải bằng hoặc cao hơn mặt hố để tránh úng nước trong mùa mưa.Không trồng cây vỡ bầu, long gốc, gảy ngọn.
– Chăm sóc:
+ Năm đầu chăm sóc 1 lần vào tháng 10- 11. Năm thứ 2 chăm sóc 2 lần: lần 1 vào tháng 5 – 6 , lần 2 vào tháng 8 – 9. Năm thứ 3 chăm sóc lần vào tháng 7- 8.
+ Nội dung chăm sóc: Phát quang thực bì dọc theo hàng cây, rộng 1,2m, kết hợp dẫy cỏ, vun gốc cho cây (đường kính 0,8 m).
– Phòng chống lửa cháy lan vào rừng mới trồng, thường xuyên đề phòng sâu bệnh hại. Không chăn gia súc vào khu vực rừng mới trồng.
– Bảo vệ rừng: Phòng chống cháy rừng và gia súc phá hoại phòng trừ sâu bệnh hại.
Lưu ý: Rừng bạch đàn có khả năng cho khai thác chu kỳ 2 (sau khai thác chính còn khai thác được cây chồi). Thời gian khai thác chính vào mùa khô. Chặt sát gốc gọt tỉa xung quanh gốc để cho chồi cây nẩy mẩm vào mùa mưa và tỉa bớt chồi mỗi hố (để lại 2 chồi khoẻ) cho khai thác chu kỳ sau.
+ Phòng chống mối: (Dùng LORSBANE-50EC hoặc SUMICIĐINE-20EC) 4 lít thuốc pha tỷ lệ 70 lít nước-phun vào hố trước khi trồng 10 – 15 ngày.
+ Phòng chống Đế: Dùng bả gồm 90% cám gạo rang + 10% phân ngựa, bò khô + 11/000 BAĐAN-95 sp, vê viên băng hạt đậu tương, rắc mỗi gốc 2 viên sau khi trồng.
Nguồn: sưu tầm