Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thục quỳ

Thục quỳ còn có tên là Thục quý, Nhung quỳ, Nhất trượng hồng, Ma can, thuộc họ Quỳ tím, chi Thục quỳ. Nó có nguồn gốc ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Loài cây này được ghi chép sớm nhất trong dược điển đời Đường “Gia hựu bản thảo”. Hiện nay loại hoa này cũng được trồng nhiều ở nước này.

Thục quỳ là cây thân cỏ rễ sống nhiều năm, thông thường trồng được 2 năm. Cây cao 1 – 1,2m, thẳng, không phân cành.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thục quỳ - 114
Lá mọc so le, phiến rộng, chia 5 đến 7 nhánh không đều, đường kính khoảng 6 – 15cm, mặt lá khô ráp, có lông trắng, cuống lá dài, hoa mọc đơn ở nách lá, tập trung trên đỉnh ngọn. Đường kính của hoa từ 8 – 12cm, có cánh đơn hoặc cánh kép. Đài hoa có hình chuông, Thục quỳ có 5 khía; Hoa có màu đỏ phấn,đỏ nước, đỏ tím, đen tím, vàng, trắng… Thời kỳ ra hoa khoảng tháng 6 đến tháng 8, quả chín khoảng tháng 8 đến tháng 9.

Thục quỳ là loại cây ưa sáng, ưa đất màu tơi xốp, chịu được rét, khô, chịu được điều kiện trồng nghèo dinh dưỡng, dễ trồng, sinh sản khỏe.

Phương pháp chăm sóc

Thục quỳ là loại cây dễ trồng, nên rất phổ biến, nó có thể trồng trong vườn hoặc trong chậu. Nếu trồng trong vườn thì cần phải chuẩn bị đất thật kĩ trước khi trồng, đợi khi Thục quỳ mọc chồi mới, vào mùa thu có thể đem cây được gieo hoặc tách đi trồng. Khi đánh trồng, 3 ngày nên tưới nước 1 lần, đảm bảo giữ ẩm cho đất giúp cây phát triển nhanh. Khi đánh trồng, khoảng cách trồng giữa các cây thường là 60cm. Sau khi trồng xong tưới nước 1 lần. Cần làm cỏ và phòng trừ côn trùng cắn, nhện đỏ gây hại cho cây.

Khi trồng Thục quỳ trong chậu cần tiến hành xử lý để cây mọc thấp, tháng 6 dùng xẻng rạch nghiêng một đường quanh gốc cây gọi là phương pháp xới gốc, tạo thành một đường tròn có đường kính từ 15 – 17cm, giữ nguyên đất xung quanh cây, cứ 2 – 3 tuần cắt rễ 1 lần, sau khi lá bị héo tiến hành tưới nước, đồng thời chú ý ngắt ngọn để kích thích cây đẻ nhánh và cho mọc thấp, để hoa ra chậm. Khi cây cao khoảng 50cm thì có thể đánh lên chậu.

Phương pháp nhân giống

Loại cây này có thể nhân giống bằng 3 cách: Gieo hạt, tách rễ, giâm cành, thông thường sử dụng phương pháp gieo hạt. Gieo hạt vào mùa xuân hoặc mùa thu đều được. Nếu gieo vào mùa thu khoảng tháng 8 – 9, thì nên gieo vào trong vườn ươm hoặc gieo trực tiếp vào luống hoa trong vườn. Trước khi gieo cần phải bón hết một lượt phân lên đất gieo, làm phẳng mặt đất, sau đó gieo đều hạt lên trên, gieo xong phủ một lớp đất khoảng 0,5cm và ấn nhẹ xuống, tưới 1 lần nước, khoảng 1 tuần sau thì hạt mọc mầm. Khi cây con lên được 3 lá thì đánh trồng, khoảng cách hàng trồng là 15cm X 20cm. Trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây con, mỗi tháng cần bón phân 1 lần. Tùy theo thời tiết mà chống rét cho cây.

Tách rễ: Thông thường được tiến hành vào tháng 9 và khoảng tháng 2 – 3. Trên phần rễ của cây già, tách các nhánh rễ nhỏ ra, trên mỗi nhánh rễ để lại 2 – 3 mầm, sau đó có thể trồng trực tiếp vào chậu hoặc khóm hoa, bồn hoa…

Tác dụng

Hoa Thục quỳ, bông to đẹp, hoa lâu tàn, dễ trồng, khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống mạnh, cây cao, thường được trồng xung quanh vườn hoa, bãi cỏ rất đẹp. Loài hoa này có giá trị kinh tế cao, cả cây có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị ho, lợi tiểu. Hoa lá có thể ăn và làm phẩm màu thực phẩm. Thân cây có thể làm dây buộc.

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thục quỳ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *