Cây hoàng yến (muồng hoàng yến): Đặc điểm cách trồng và chăm sóc 

Cây hoàng yến (muồng hoàng yến) hay còn gọi là Osaka, Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp nước, Bò cạp vàng, Osaka, Mai dây, Cây xuân muộn, Mai nở muộn… là loài cây chịu hạn tốt, ưa sáng và có tốc độ sinh trưởng nhanh. Tại Việt Nam, hoàng yến được trồng rất phổ biến trên các con đường, vỉa hè, cổng nhà,… hoa nở thành chùm vào mùa hè rất rực rỡ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông hữu ích về loài cây này.

Đặc điểm cây hoàng yến

Hoàng yến còn có tên gọi khác là muồng hoàng yến, bọ cạp vàng, osaka, muồng hoàng hậu, bọ cạp nước. Cây có nguồn gốc từ miền nam Pakistan, Châu Á. Hoàng yến có chiều cao trung bình từ 10 đến 20m, thuộc họ thân gỗ, sống ưa sáng và có tốc độ sinh trưởng phát triển rất nhanh. Một cây muồng hoàng yến trưởng thành có đường kính thân khoảng 40cm.

Cây hoàng yến chịu hạn rất tốt, tuy nhiên cây nhỏ lại ưa bóng dâm. Thân hoàng yến gồm 2 lớp vỏ, trong đó: lớp vỏ ngoài thường là màu xám trắng còn lớp vỏ thịt bên trong dày hơn từ 6 đến 8mm và có màu hồng. Lõi gỗ của hoàng giàu tanin, cứng và chắc chắn.

Cây hoàng yến (muồng hoàng yến): Đặc điểm cách trồng và chăm sóc  - cay muong hoang yen osaka 500x325

Cây hoàng yến ra hoa.

Hoàng yến có nhiều cành, nhánh đa dạng về kích thước và khá nhẵn. Lá cây thuộc dòng lá kép lông chim dài từ 15 đến 60cm mọc đối xứng nhau thành 4 đến 8 cặp. Lá có hình bầu dục, bản rộng, đầu nhọn và bề mặt nhẵn. Thông thường chiều dài của 1 lá thường từ 7 đến 21cm và rộng từ 4 đến 9cm.

Hoa hoàng yến

Hoa của cây hoàng yến mọc thành chùm và rủ dài xuống có kích thước từ 20 đến 40cm. Một chùm hoa muồng hoàng yến gồm nhiều hoa ghép lại. Mỗi bông hoa hoàng yến có 5 cánh hình bầu dục với kích thước gần bằng nhau, được phủ 1 lớp lông mượt bên ngoài với màu vàng rực rỡ.

Hoa hoàng yến nở khác nhau ở 2 bán cầu. Đối với bắc bán cầu (Việt Nam) hoa thường nở vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7. Trong khi ở nam bán cầu hoa lại nở vào tháng 11. Quá trình ra hoa của cây hoàng yến khác nhau ở mỗi bán cầu là do ảnh hưởng của môi trường và thời tiết.

Cây hoàng yến (muồng hoàng yến): Đặc điểm cách trồng và chăm sóc  - cay muong hoang yen osaka 1

Hoa hoàng yến tạo thành từng chùm dài màu vàng rất bắt mắt.

Quả của cây hoàng yến

Quả hoàng yến hình trụ có hình dạng tương tự quả đậu có chiều dài từ 20 đến 60cm và đường kính từ 15 đến 25cm. Trong mỗi quả hoàng yến có nhiều hạt hình trái xoan và phần vỏ khá cứng. Quả cây hoàng yến không có mùi thơm mà thường không có mùi hoặc mùi khó chịu.

Công dụng của cây hoàng yến

Trang trí, tạo cảnh quan

Cây hoàng yến khá cao, thân gỗ, hoa đẹp có mùi thơm nhẹ, tán rộng, phát triển nhanh, chịu hạn tốt nên được trồng rất nhiều trong các khu đô thị, đường phố, trường học, công viên, bệnh viện,… để tạo cảnh quan và che nắng tạo bóng mát. Ngoài ra, hoa muồng hoàng yến có màu rực rỡ, đẹp giúp tăng tính thẩm mỹ cho cảnh quan và cũng được sử dụng để trang trí trong nhiều khách sạn, resort, nhà ở,…

Bên cạnh đó, cây hoàng yến còn có tán rộng, nhiều lá nên có tác dụng giúp thanh lọc không khí và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Chữa bệnh

Không chỉ có công dụng tạo cảnh quan, trang trí, hoàng yến còn có công dụng chữa bệnh.  Cây hoàng yến có tác dụng chữa các bệnh: đau khớp, ngoài da, liệt nhẹ. Các bạn có thể dùng lá cây hoàng yến rửa sạch rồi vò nát vắt lấy nước. Nước này thoa lên vùng da bị tổn thương hoặc vùng đau xương khớp.

Quả cây muồng hoàng yến có tác dụng chữa 1 số bệnh như: rối loạn đường ruột ở trẻ em, rét run do bị say thuốc. Ngoài ra, cây hoàng yến còn chữa được một số bệnh như: chảy máu, rối loạn tim mạch, thừa axit trong dạ dày,…

Trong thân cây có chứa rất nhiều hợp chất tanin nên được ứng dụng để sản xuất nhiều loại thuốc chữa bệnh.

Giá trị về kinh tế

Các bộ phận trên cây hoàng yến đều có những công dụng khác nhau. Do đó cây đem lại giá trị kinh tế rất cao, đặc biệt là phần thân và vỏ của cây. Phần lớp vỏ thứ 2 của cây bắt màu cao nên được ứng dụng làm thuốc nhuộm màu đỏ. Thân cứng, chất lượng tốt nên được sử dụng để sản xuất đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, xây nhà. Vỏ ngoài cứng được sử dụng làm thuốc xổ,….

Ý nghĩa cây hoàng yến

Hoàng yến có hoa màu vàng rất rực rỡ nên là biểu tượng cho niềm vui, sức sống và sự thịnh vượng. Vì vậy loài cây này rất được ưa chuộng để trồng trang trí và làm cảnh quan.

Ngoài ra, cây hoàng yến nở hoa còn là biểu hiện cho sự chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hạ trong năm.

Cây hoàng yến có độc không?

Hoàng yến là loại cây mang giá trị thẩm mỹ cao và có nhiều công dụng. Tuy nhiên, đây lại là loài cây có độc. Độc tố tồn tại trong hầu hết các bộ phận như: lá, quả, hoa, hạt. Trong đó phần hạt là chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe của con người nhất.

Cây hoàng yến (muồng hoàng yến): Đặc điểm cách trồng và chăm sóc  - cay muong hoang yen osaka 2

Cây hoàng yên có độc.

Vì vậy cây hoàng yến chủ yếu được trồng để tạo cảnh quan, bóng mát, trang trí. Mọi người tuyệt đối không sử dụng bộ phận của cây để ăn hoặc nấu ăn.

Cách trồng cây hoàng yến

Hoàng yến là loài cây dễ trồng, trồng được vào tất cả các mùa trong năm và không tốn nhiều công chăm sóc và thời gian. Thời điểm tốt nhất để trồng hoàng yến là vào đầu mùa mưa. Khi còn nhỏ cây ưa bóng nhẹ và ưa ẩm nhưng khi lớn lại có khả năng chịu hạn rất tốt, ưa sáng.

Chuẩn bị đất trồng muồng hoàng yến

Cây hoàng yến có thể trồng trên được nhiều loại đất. Tuy nhiên, trước khi trồng các bạn vẫn nên chuẩn bị đất cho cây. Khâu này rất quan trọng bởi nó sẽ giúp cây thích nghi nhanh với môi trường mới, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

Hỗn hợp đất trồng hoàng yến gồm có: than bùn, tro trấu, xơ dừa, phân chuồng đã được hoai mục, mùn hữu cơ. Các bạn nên trồng cây ở khu vực rộng rãi có nắng để dễ thoát nước.

Cách nhân giống cây hoàng yến

Phương pháp nhân giống hoàng yến phổ biến nhất hiện nay là gieo hạt. Trước khi gieo các bạn cần chọn những hạt đã già, không bị sâu bệnh, khuyết tật và khỏe mạnh. Các bạn nên ngâm hạt trong nước ấm khoảng 50 độ trong 5 phút. Sau đó vớt hạt ra rửa sạch và ủ trong 1 chiếc khăn vải vải ủ ấm để hạt nhanh lứt hơn.

Khi hạt đã nứt các bạn đem hạt gieo vào bầu đất kích thước 10x12cm tạo không gian cho cây con phát triển. Khi cây còn nhỏ, các bạn cần chăm sóc thật cẩn thận, tưới nước đều và không để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Sau 1 năm, khi cây hoàng yến đã phát triển ổn định và có chiều cao khoảng từ 50 đến 60cm, đường kính từ 0,3 đến 0,5cm các bạn nên đánh cây ra khu đất rộng để trồng.

Cây hoàng yến (muồng hoàng yến): Đặc điểm cách trồng và chăm sóc  - cay muong hoang yen osaka 3

Hoàng yến trưởng thành trồng nhiều trên đường phố.

Cách trồng cây

Để trồng hoàng yến các bạn cần đào hố trước với kích thước khoảng 60x60x60cm hoặc là lớn hơn. Khu vực trồng cây cần thoát nước tốt. Xé bầu cây con rồi đem đặt vào hố rồi lấp đất đã chuẩn bị trước xung quanh bầu và nhớ nén thật chặt.

Sau đó các bạn cần chuẩn bị 1 chiếc cọc để cố định cho cây không bị nghiêng, hoặc đổ. Cuối cùng là tưới nước cho cây. Nên trồng cây cách cây từ 5 đến 7m để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Cách chăm sóc cây hoàng yến

Hoàng yến có sức sống rất mãnh liệt, chịu hạn tốt nên thích nghi được với các điều kiện môi trường khác nhau. Vì vậy quá trình chăm sóc cây cũng không cầu kì và phức tạp.

Cách chăm sóc

Việc đầu tiên các bạn cần làm là cung cấp đủ nước cho cây và đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng khi mưa bão. Vào giai đoạn cây ra hoa và kết quả nhu cầu nước của cây sẽ nhiều hơn bình thường. Khi cây trưởng thành thì không cần tưới nhiều nước. Chỉ cần nước mưa tự nhiên là đã đủ để phát triển.

Cây hoàng yến (muồng hoàng yến): Đặc điểm cách trồng và chăm sóc  - cay muong hoang yen osaka 4

Hoa muồng hoàng yến nở rộ vào mùa hè.

Về phân bón, trong giai đoạn cây ra hoa cần nhiều dinh dưỡng nhất. Do đó các bạn cần bổ sung thêm phân bón cho cây vào giai đoạn này. Bên cạnh đó các bạn cũng nên bón phân 3 tháng/lần khi cây được 3 đến 4 năm tuổi.

Lưu ý: các bạn nên bón phân cho cây hoàng yến vào mùa mưa là thích hợp nhất.

Khi cây đã phát triển, các bạn cần dọn cỏ xung quanh gốc cho cây, vun xới gốc với độ sâu từ 3 đến 4cm và đường kính từ 60 đến 80cm. Nên thường xuyên cắt tỉa cành để tạo dáng cho cây đẹp hơn.

Sâu bệnh

Cây hoàng yến cũng rất dễ bị sâu bệnh, đặc biệt là 1 số loại sâu đục thân, sâu ăn lá và nấm Vì vậy khi thấy cây có biểu hiện bị bệnh các bạn cần phun thuốc để phòng và trừ bệnh cho cây.

Để phòng bệnh sâu đục thân cách đơn giản và dễ nhất là quét vôi vào thân cây 2 lần 1 năm.

Tùy vào điều kiện chăm sóc cây hoàng yến ra hoa sau 3 năm trồng hoặc có thể lâu hơn. Cây rụng lá vào mùa khô và ra hoa say khi lá đã rụng hết.

Cách chăm sóc cây hoàng yến ra hoa đúng dịp Tết

Thông thường hoàng yến ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc các bạn hoàn toàn có thể làm cho cây ra hoa vào đúng dịp Tết. Theo kinh nghiệm của nhà vườn, khoảng 60 ngày trước khi Tết các bạn không được tưới nước cho cây trong 15 ngày. Việc này sẽ khiến cho cây héo và rụng hết lá.

Tiếp theo, các bạn cần tưới NPK để kích cho cây ra hoa. Trong 0 ngày tiếp theo thì nụ hoa bắt đầu được hình thành và sẽ nở đúng vào dịp Tết. Trong trường hợp bạn trồng hoàng yến trong chậu thì nên áp dụng phương pháp trên trước 50 ngày khi đến Tết.

Địa chỉ mua cây giống hoàng yến

Các bạn có thể lấy hạt về tự ươm giống và trồng cây hoàng yến. Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian chăm sóc và có cây để trang trí, làm cảnh quan các bạn nên chọn phương án mua cây giống.

Để mua được cây hoàng yến các bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng cây cảnh trên toàn quốc. Hoặc lên google và gõ từ khóa “cây hoàng yến”, “địa chỉ bán cây hoàng yến” sẽ ra rất nhiều.

Với các thông tin trên chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức để chăm sóc tốt cho cây hoàng yến và giúp cây ra hoa đúng vào dịp Tết.

Tìm bài này trên Google:

  • muồng hoàng yến

Thảo luận cho bài: Cây hoàng yến (muồng hoàng yến): Đặc điểm cách trồng và chăm sóc 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *