Những bất thường có thể gặp khi nuôi Heo thịt?

Những bất thường có thể gặp khi nuôi heo thịt?

 

a. Ăn chậm:

Do chuồng nuôi heo ít, do cho ăn liên tục không theo bữa và không dọn sạch máng ăn trước khi cho ăn bữa kế tiếp.

b. Ăn ít hoặc không ăn:

Nếu heo trước đó ăn bình thường thì tình trạnh ăn ít có thể do:
– Trời quá nóng, nên tắm heo thường hơn, co ăn nhiều vào lúc sáng sớm hoặc xế chiều.
– Thay đổi thức ăn đột ngột: heo đến ủi máng ăn rồi bỏ đi, không thấy heo thở mạnh, dồn dập. Nên xem lại thức ăn.
– Bệnh:
+ Thở bụng nhiều, mũi khô hoặc chảy nhiều nước, ho. Đó là triệu chứng của bệnh hô hấp thì nên chích, pha thuốc vào nước và trộn vào thức ăn loại Tylan, hoặc Erytomycin hoặc Gentamycin.
+ Ỉa chảy, nổi gai ốc ở da thì nên dùng thuốc trị đường tiêu hóa như Chlotetrasol, Chloramphenicol hoặc Tyamutyl.
+ Ngoài da: Do ghẻ hoặc do thiếu kẽm. heo bị ghẻ thường do chuồng nuôi kém vệ sinh, thời tiết nóng, nhốt nhiều heo trong chuồng hoặc do bị lây từ heo ghẻ khác: heo ngứa, gãi nhiều, có nhiều dịch máu. Nên dùng thuốc ghẻ dạng mở có Dipterex để bôi da, tắm chải heo thật kỷ và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. heo bị thiếu kẽm da nổi mụt đỏ, không có mụt nước: Cho heo ăn Sunfat kẽm và pha sulphat Kẽm để tắm heo, cho ăn thêm Premix khoáng, Vitamin.
+ Lải, nhất là lải đũa: Lúc đầu heo ăn nhiều nhưng không lớn, ỳ càng cò cọ, ỉa chảy, xù lông, bỏ ăn…Nên xổ lải cho heo.
+ Bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra như dịch tả, lở mồm long móng: không có thuốc trị. Heo sốt cao kéo dài, lừ đừ, ăn ít hoặc không ăn và từ từ suy kiệt, ỉa chảy, có triệu chứng thần kinh ở bệnh dịch tả, hoặc sốt nổi mụn nước ở kẻ móng, móng, mõm, mủi, họng… làm heo ăn không được và đôi khi sút móng làm chảy máu nhiều ở bệnh lở mồm long móng.

c. Heo ăn bình thường mà sao chậm lớn?

  • Heo ăn nhiều nhưng không đủ chất dinh dưỡng như thiếu vitamin A, đạm, và nhiều chất khác – vitamin, chú ý cho ăn đủ liều hướng dẩn và liên tục. Cho ăn thức ăn trước khi cho ăn rau xanh. trường hợp có điều kiện nên dùng thức ăm đậm đặc (hay còn gọi là cô đặc, Concentrate) để đủ chất và ổn định hơn.
  • Heo bị ký sinh trùng đường ruột hoặc đường hô hấp. Heo ăn nhiều nhưng lông da khô, bụng heo càng to trong khi đó mông, lưng lại lép dần, heo ho nhiều. Trường hợp này khi quan sát kỹ sẽ thấy hân hơi sệt, đôi khi có lải. Nên xổ lải cho heo.
  • Heo bị các bệnh mãn tính, nhất là bệnh đường hô hấp. Heo ho vào đêm nhiều, số lượng ăn có thể nhiều lên, nhưng không tăng nhiều so với heo bình thường. Quan sát thấy heo không đứng ăn lâu mà ăn nhiều lần, thích nằm và thở bụng. Trộn vào thức ăn và pha vào thức uống Tyaln hoặc Oxitetracylin, hoặc Erythromycin liên tục 3-5 ngày, ngưng 7 ngày và lặp lại 3-5 ngày ở đoạn heo 30-60 kg.
  • Heo còi từ nhỏ, là những heo chậm phát triển lúc theo mẹ hoặc sau khi cai sữa. Nên cho heo ăn nhiểu dinh dưỡng hơn, đặc biệt là các loại Premix khoáng, vitamin cho heo con, cũng như nấu thức ăn năng lượng (tấm, bắp), thêm thức ăm đạm (bột cá, bán dầu, đậu nành).
  • Nhiều người nuôi cho rằng heo bình thường là cho ăn no bụng, nằm ngũ, nhưng quên rằng khi cho heo ăn lỏng, uống nước đầy bụng nên cảm thấy no, hoặc ăn rau nhiêu đầy bụng không ăn đủ thức ăn, cho nên thực sự là heo ăn thiếu dinh dưỡng. Nên định mức ăn của heo trên số lượng thức ăn khô để thấy rõ heo ăn có đầy đủ hay không.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Những bất thường có thể gặp khi nuôi Heo thịt?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *