Phân biệt cây Xoan đào và Xoan ta

Cây xoan là cây lấy gỗ cho thu hoạch nhanh, có thể thu hoạch sau 6 năm. Hiện nay Việt Nam có nhiều tên gọi cây xoan khác nhau: xoan ta, xoan đào, sầu đâu, sầu đông, xoan lai, xoan trắng, xoan tía, xoan chịu hạn… Bài viết hướng dẫn các bạn cách Phân biệt cây Xoan đào và Xoan ta

Phân biệt cây Xoan đào và Xoan ta - cay xoan dao 640x480

Phân biệt cây Xoan đào và Xoan ta

Gây khó khăn cho việc trồng xoan, không biết chọn cây xoan nào là có giá trị cao hơn, hay các loại xoan trên khác nhau như thế nào. Qua 2 năm tìm hiểu về câu xoan xin nói qua sự khác nhau cơ bản giữa các loài xoan trên.

Phân loại xoan và Phân biệt cây Xoan đào và Xoan ta

Trong các loại xoan với các tên gọi khác nhau như trên, tôi sẽ chia ra làm 4 nhóm:

– Cây xoan ta, xoan lai, xoan trắng

Thực chất 3 loại tên xoan trên đều cùng là 1 loại xoan, xoan ta còn gọi là xoan trắng. Còn xoan lai, rất nhiều người tưởng chừng có xoan lai là được lai ra từ xoan ta, cây xoan lai lớn nhanh hơn, nhưng hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh xoan lai là được lai tạo từ xoan ta. Tìm hiểu sâu về các nhà làm xoan lâu năm tại Phú Thọ, người dân nơi đây khẳng định là không có xoan lai, thực chất xoan lai là xoan ta. Xoan lai là tên gọi của người vùng phía Tây Bắc, họ nhập xoan ta về và cây lớn nhanh hơn xoan trồng ngoài Đông Bắc, do đó họ nghĩ đó là xoan này được lai tạo từ xoan ta. Nhưng tìm hiểu xâu hơn, đó là do đất vùng Tây Bắc có đất, khí hậu hợp với xoan ta hơn nên cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

– Xoan tía, sầu đâu, sầu đông:

Xoan tía là xoan có gỗ đỏ, trong khu vực tây nguyên, miền trung có nơi gọi là sầu đâu, một số vùng gọi là sầu đông. Tôi chưa vào tới Tây Nguyên bao giờ, nhưng tôi có nhiều người quen trong đó, cây xoan trong đó gọi là sầu đâu và gọi là xoan đào. Tôi cần mua hạt xoan đào nên cần họ gửi ảnh và mẫu hạt, mẫu gỗ ra nhưng qua kiểm định mẫu gỗ (Anh Thu – thợ gỗ ngõ 192 – Lê Trọng Tấn) thì đây không phải xoan đào, anh gọi đây là hồng xoan. Tôi đã từng gửi ảnh lên diễn đàn nông nghiệp nhờ họ kiểm định giúp và qua hình ảnh, nhiều người khẳng định đó không phải xoan đào.

– Xoan đào

Xoan đào là cây xoan rừng, mọc hoang, gỗ lớn, màu hồng sẫm mới xẻ. Gỗ xoan đào thuộc nhóm IV. Hiện nay có nhiều nghiên cứu trồng cây xoan đào đem lại hiệu quả kinh tế cao, vì cây sinh trưởng và thu hoạch nhanh. Gỗ xoan đào dùng được ưa chuộng làm đồ gia dụng, bàn ghế,… Hiện gỗ xoan đào còn rất ít vì vậy xuất hiện đồ gỗ giả gỗ xoan đào.

Tôi đã tìm mua hạt giống trong Tây Nguyên, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Phú Thọ,… đều mua phải xoan thường, xoan tía( Qua kiểm định gỗ của anh Thu – thợ gỗ). Và bây giờ tôi đã biết được cây xoan đào là thế nào?

Xoan đào khác xoan ta không nhiều nhưng có thể phân biệt dễ dàng, thứ nhất về hạt. Hạt xoan đào to hơn hạt xoan ta, cứng cáp hơn, có 5 nốt chấm xung quanh đầu hạt, còn hạt xoan ta, xoan tía thì các nốt chấm này không phân bố đều. Quả xoan đào ăn được còn cây xoan ta có độc nên quả không ăn được.

Thân gỗ xoan đào xù xì hơn, thân xoan ta trơn, trượt. Giống cây xoan đào 3 tháng tuổi nhìn hơi sẫm đỏ về thân – dễ dàng phân biệt với xoan ta, xoan thường.

– Xoan chịu hạn:

Xoan chịu hạn còn có tên gọi là cây neem, có nguồn gốc Ấn Độ, thuộc loại cây gỗ nhỏ rụng lá theo mùa. Vào Việt Nam, xoan chịu hạn tỏ ra là cây hàng đầu trong việc chống sa mạc hóa.  Cây thường cao 7-20m, cá biệt có nơi (Bắc Australia) cây cao hơn 40m. Được trồng nhiều ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Xoan chụi hạn được trồng để thu hoạch lá và quả – là nguyên liệu để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học và lấy gỗ.

Nguồn: caygiong.org

Tìm bài này trên Google:

  • cây xoan đào
  • cay xoan
  • cay xoan dao
  • xoan đào

Thảo luận cho bài: Phân biệt cây Xoan đào và Xoan ta

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *