Nội dung chính
Hướng dẫn bà con phương pháp khai thác sữa và mật khi nuôi Ong.
1. Khai thác sữa ong chúa:
Tổ chức những đàn ong giống như đàn tạo chúa theo phương pháp đàn có chúa.
– Di con ấu trùng 1 ngày tuổi vào các nụ (mỗi nụ một con).
– Đến ngày thứ 3 lấy các thanh nụ này ra, dùng kẹp gắp bỏ các ấu trùng, sau đó dùng một thanh nhựa dẹt múc sữa chúa trong các nụ này vào 1 túi nylon có túi lọc bằng vải nylon mịn, lọc lấy sữa chúa, cột chặt túi sau khi vuốt hết không khí ra.
– Lại di con ấu trùng khác vào các nụ này, sau đó bỏ vào thùng và bắt dầu chu kỳ tiếp theo.
– Bảo quản sữa chúa ở -180 C và không có ánh sáng.
2. Khai thác mật ong:
Vào những mùa hoa nở rộ như: Cà phê, cao su, chôm chôm, nhãn .v.v.
Người ta đem những đàn ong mạnh (tức những đàn đã đạt đến 10 cầu quân thật đông) đến những vùng có hoa nở rộ để khai thác mật ong.
* Có hai phương pháp lấy mật:
a. Đàn đơn: Đàn ong 10 cầu quân đông đưa vào vùng nguyên liệu từ 7 –> 10 ngày, khi thấy mật đã vít nắp (mật sau khi đưa về được ong thợ luyện và đưa lên trên, khi đã đủ độ chín thì dùng sáp ong trám lên trên để bảo quản)
– Lấy các khung cầu ra (có thể để lại 1 –> 2 cầu hoặc lấy hết) giũ hết ong vào thùng, dùng chổi ong quét hết ong xuống thùng.
– Dùng dao thật sắt để cắt lớp mặt sáp trám trên các ô lắng chứa mật.
– Đưa các khung cầu này vào thùng quay ly tâm để lấy mật ra.
– Sau khi đã lấy hết mật lại bỏ các khung cầu này vào thùng ong trở lại.
– Thường thì mùa hoa có thể có từ 10 –> 15 ngày có thể lấy mật một lần. Mỗi lần 1 đàn 10 cầu có thể lấy được từ từ 4 –> 12 kg mật ong.
b. Đàn kế: Muốn đánh mật đàn kế ta phải tổ chức trước đó 40 ngày, có hai phương pháp tổ chức đàn kế.
– Phương pháp tự lên: Dùng một thùng kế (là thùng không có đáy và nắp) để lên trên một thùng bình thường (ở giữa hai thùng này có một lưới mà chỉ có ong thợ qua được còn chúa thì không) đưa 4 cầu nhộng bỏ lên trên, thêm cầu không vào bên dưới cho chúa đẻ, 20 ngày sau lại đưa 4 cầu nhộng lên trên và thêm cầu không vào bên dưới, như vậy khi đi lấy mật thì bên trên toàn là cầu nhộng.
– Phương pháp dùng đàn hỗ trợ: Lấy 3 cầu nhộng ở đàn hỗ trợ chuyển lên kế của đàn lấy mật, thêm cầu nhộng vào đàn hỗ trợ, cứ 10 ngày lại chuyển một lần, 40 ngày sau đưa đàn có thùng kế vào khai thác. Khi số lượng quân suy giảm ta loại bớt cầu nhộng và đưa tiếp của đàn hỗ trợ vào, sao cùng đưa hết đàn hỗ trợ vào luôn (sau khi bỏ chúa).
– Ưu điểm của phương pháp lấy mật ở thùng kế là đàn ong mạnh mật đạt chất lượng tốt.
– Nhược điểm: nếu mùa mật kéo dài thì khó có thể duy trì đàn kế và khó khăn trong di chuyển vì đàn quá nặng
– Khi lấy mật ta chỉ lấy mật trên những cầu ở thùng kế.
– Mỗi lần mật đàn kế ta có thể lấy được từ 10 –> 25 kg mật.
Nguồn: 2lua.vn