Phương pháp quản lý bảo dưỡng đệm lót sinh học trong quá trình chăn nuôi Heo

Nuôi Heo trên đệm lót sinh học là phương pháp được nhiều hộ nông dân thực hiện bởi chúng giữ được an toàn, không ô nhiễm môi trường, chi phí thấp mà hiệu quả lại cao.

Mô hình này phải bảo dưỡng định kỳ, vậy quản lý và bảo dưỡng đệm lót như thế nào? Hãy cùng nuoitrong123.com tham khảo bài viết dưới đây.

 

Phương pháp quản lý bảo dưỡng đệm lót sinh học trong quá trình chăn nuôi Heo - dem lot sinh hoc1q 300x200

Nuôi heo trên đệm lót sinh học

Quản lý đệm lót trong việc nuôi heo trên đệm lót lên men:

  • Bạn cần đảm bảo được độ ẩm của đệm lót theo các tầng khác nhau. Tầng trên cùng phải luôn giữ được độ ẩm khoảng 20% nhằm tạo môi trường thuận lợi cho men tiêu hủy phân tốt. Hơn thế nữa ở mức độ ẩm này heo sống thoải mái, không cảm thấy khó chịu và da được bảo vệ, ít bị các bệnh về da như bị ban đỏ, nổi mẩn như trên nền bê tông.
  • Bạn nên sử dụng vòi phun nước nhỏ để đảm bảo cho tàng đệm trên cùng.
  • Phải làm chuồng thật tốt tránh tình trạng chuồng bị hắt nước mưa và nước từ vòi uống cho heo chảy xuống làm ướt đệp lót.
  • Tầng trên cùng cũng phải đảm bảm độ tơi xốp và khô thoáng.
  • Định kỳ phải xới đệm xuống độ sâu 15cm để phân tiêu hủy nhanh trà tránh hiện tượng kết tảng
Phương pháp quản lý bảo dưỡng đệm lót sinh học trong quá trình chăn nuôi Heo - dem lot sinh hoc 300x193

Nuôi heo trên đệm lót sinh học

  • Đặc điểm của nền đệm lót là khi phân thải sẽ được vùi lấp tốt do sự vận động của lợn. Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy phân nhiều ở một chỗ cần phải nhanh chóng dải đều và vùi lấp. Nếu lượng phân quá nhiều, không được phân giải hết, có thể hót bớt phân đi. Trong trường hợp, nuôi lợn có trọng lượng > 60kg/con thì lượng phân và nước tiểu thải nhiều, lợn ít vận động và có thói quan ỉa đái tập trung một nơi cho nên đệm lót chỗ đó dễ bị hỏng do không tiêu hủy hết phân và nước tiểu. Vì vậy cần có biện pháp để lợn không ỉa đái tập trung một chỗ. Trong trường hợp cá biệt, lợn bị bệnh ỉa chảy nặng thì cần cách ly, chỗ phân lợn bệnh cần rắc vôi hoặc phun chế phẩm men, sau đó vùi sâu xuống 30cm.

Đây là biện pháp nuôi heo an toàn sinh học vì thế khâu bảo dưỡng cũng cần chú ý:

Căn cứ vào mùi đệm lót để xác định nó hoạt động tốt hay không, bằng cách khi ngửi thấy có mùi của nguyên liệu kèm mùi của phân lên men, không có mùi thối là đệm lót hoạt động tốt. Nếu còn phân và có mùi thối là lên men không tốt, cần phải bảo dưỡng như sau: Xới tung đệm lót ở độ dày 15cm để cho tơi xốp trong trường hợp có kết tảng và độ ẩm cao, sau đó bổ sung thêm dịch chế phẩm men.

Thường thì sau 1 hoặc 2 đợt nuôi nếu đệm lót bị sụt giảm mới cần bổ sung thêm 5 – 10% chất độn và chế phẩm men.

Nguồn: lamnong.net

Thảo luận cho bài: Phương pháp quản lý bảo dưỡng đệm lót sinh học trong quá trình chăn nuôi Heo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *