Site icon Nuoitrong123

SIT là gì- áp dụng SIT vào vườn Thanh Long như thế nào?

SIT là gì- áp dụng SIT vào vườn Thanh Long như thế nào? - 11

Dự án này do Viện khoa học nông nghiệp miền Nam phối hợp với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế – IAEA, Sở NN&PTNT TP. Hà Nội và tỉnh Bình Thuận đang triển khai xác định địa bàn để phóng thích ruồi hại / đục trái đã cho nhiễm xạ lên vườn thanh long.

Từ SIT trong lĩnh vực nông nghiệp được hiểu là ” Dự án sử dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) ” để khống chế đến mức cần thiết ruồi hại / đục trái thanh long trên diện rộng nhằm nâng cao chất lượng trái phục vụ cho xuất khẩu. Dự án này do Viện khoa học nông nghiệp miền Nam phối hợp với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế – IAEA, Sở NN&PTNT TP. Hà Nội và tỉnh Bình Thuận đang triển khai xác định địa bàn để phóng thích ruồi hại / đục trái (đã cho nhiễm xạ) lên vườn thanh long.

TS. Lê Đức Khánh – người tham gia dự án này cho biết, dự án sẽ thiết lập một vùng rộng lớn 500 – 1.000 ha thanh long sẽ được hạ mật độ trái nhiễm ruồi xuống dưới 2% sản lượng bằng giải pháp “bất hoạt sinh dục”. Trên cơ sở mật độ ruồi đục trái hiện diện trên đồng ruộng mà thả ruồi đục trái đã được nuôi công nghiệp (cho ăn và quản lý trong lồng) được chiếu xạ bởi tia gamma ở liều lượng thích hợp. Hàng ngàn con ruồi đực và cái nhiễm xạ nhưng vẫn có khả năng tìm và bắt cặp với ruồi bình thường trên đồng ruộng. Sau lần giao phối, lập tức ruồi thường bị lan truyền ảnh hưởng năng lượng nguyên tử gây bất dục sang ruồi khác giới. Qua một khoảng thời gian cần thiết lan truyền sự bất dục, ruồi non không phát sinh, ruồi già triệt tiêu, kết cục mật độ ruồi giảm đến mức thấp nhất.

Thử thách đối với các nhà côn trùng học là có đến 30 loài ruồi đục trái và 29 loại cây ăn trái, rau ăn trái là ký chủ của ruồi hại trái; trong đó, 8 loài gây hại có ý nghĩa kinh tế gồm B. dorsalis, B. correcta, B. pyrifloliae, B. carambolae, B. cucurbitae, B. tau, B. latifrons, B. verbascifoliae. Các loài ruồi hại trái phần lớn đa thực, mỗi loại ruồi có thể phá hỏng nhiều loại trái cây, trái họ bầu bí, mướp và cả rau màu. Với trái, chúng châm chích hút nhựa và khi cần đẻ, chúng dùi lỗ, đẻ trứng, trứng nở giòi sẽ hút dịch trong trái ký chủ để sống và làm cho trái bị hư. Để biết những loài ruồi nào được đưa vào danh sách tạo ruồi nhiễm xạ cho quản lý vùng trồng thanh long (cụ thể nào đó) cần  phải điều tra. Đây cũng là cơ sở lập “thước đo” kết quả dự án.

Theo TS. Rui Cardoso Pereia, chuyên gia ruồi hại trái quốc tế của dự án, đây là dự án ứng dụng năng lượng nguyên tử cho các nước thành viên trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, ứng dụng vào công cuộc bảo vệ thực vật nói riêng của IAEA. Ngoài việc thả hàng trăm ngàn con ruồi qua chiếu xạ tia gamma quản lý ruồi hại trái bằng giải pháp công nghệ sinh học này, nhiệm vụ  đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật có khả năng ứng dụng kỹ thuật SIT trong phòng trừ sâu hại cây trồng là cần thiết cho việc mở rộng phạm vi diện tích. Phương pháp thí nghiệm trên thanh long có thể là chỗ dựa tốt cho việc quản lý ruồi hại các loại cây trồng khác trong và ngoài vùng thanh long.

Nguồn : khoahocphothong.com.vn

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version