Thanh long là trái cây của Bình Thuận và vùng Đông Nam bộ, việc ứng dụng CAS sẽ tạo ra thanh long chất lượng cao và tiêu thụ thanh long tốt hơn.
Hiện nay, viện đang ứng dụng công nghệ CAS bảo quản trái cây (thanh long, xoài, chôm chôm, nhãn, dứa, cam,…), các thủy hải sản (tôm hùm, cua, hàu, mực, cá hồi…). Thanh long là trái cây của Bình Thuận và vùng Đông Nam bộ, việc ứng dụng CAS sẽ tạo ra cơ hội bảo quản và tiêu thụ thanh long tốt hơn.
CAS chỉ sử dụng chế độ đông lạnh nhanh và từ trường, không sử dụng bất cứ hóa chất nào, cho nên không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
Ứng dụng Cas có thể bảo quản thanh long trong nhiều tháng
CAS được công nhận ở 24 quốc gia trên thế giới và hiện có 9 nước (Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam) áp dụng CAS để bảo quản nông sản, thực phẩm.
PGS.TS Trần Ngọc Lân, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển vùng (Bộ KHCN) cho biết đó là công nghệ CAS (Hệ thống tế bào còn sống) của Nhật Bản để sử dụng trong bảo quản những sản phẩm hải sản, nông sản hàng hóa xuất khẩu.
Theo ông Lân, hiện trong lĩnh vực bảo quản hải sản, nông sản, CAS là công nghệ hiện đại nhất, với nguyên lý kết hợp giữa từ trường và đông lạnh nhanh. Hải sản và trái cây được bảo quản bằng công nghệ CAS sẽ giữ được chất lượng, độ thơm ngon như vừa mới thu hoạch, mặc dù thời gian lưu trữ có thể một hay nhiều năm, tùy đối tượng.
Đây là công nghệ đã được áp dụng rất hiệu quả tại nhiều doanh nghiệp chế biến và kinh doanh hải sản, nông sản, thịt gia súc, gia cầm và thực phẩm tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Đối với quả thanh long, ông Lân cho rằng nếu được bảo quản bằng công nghệ CAS thì rất tốt, vì đã thử nghiệm thành công trên quả vải. “Từ năm ngoái, chúng tôi đã làm thử nghiệm trên quả vải và bảo quản được ít nhất 6 tháng. Qua đánh giá, chất lượng vải vẫn như ban đầu”, ông Lân cho biết.
Nguồn: vietq.vn