Vị thuốc của cây cỏ Bợ (rau bợ) bốn lá

Cây cỏ Bợ hay còn gọi với tên khác là rau Bợ, tứ diệp thảo… có tên khoa học là Marsilea quadrifolia L thuc họ Tần Marsileaceae, bộ Dương xỉ Hydropterides. Người ta thường lầm cây cỏ Bợ với cây me chua đất hoa vàng có ba lá.

Cây cỏ Bợ là một loài cỏ mọc hoang khắp nơi tại Việt Nam, cây cỏ Bợ thường mọc cạnh ao đầm ẩm thấp, đây là cây cỏ được dân gian thu hái như một loại rau sạch dùng ăn sống.

Giới thiệu cây cỏ bợ bốn lá

Cây có thân rễ bò mảng, thân mang từng nhóm 2 lá một, cuống lá dài 5-15 cm, mỗi lá có 4 lá chét xếp thành hình chử thập nên còn có tên là cỏ bốn lá, vào ban đêm lá cỏ Bợ thường rủ xuống.

Từ mỗi gốc nhóm lá có chùm rễ phụ, Bào tử quả là cơ quan mang bào tử, mọc 2-3 cái một ở gốc các cuống lá; các bào tử quả này có lông dày, mùa sinh sản tháng 5-6, cỏ Bợ sinh sản bằng bào tử hay sinh sản vô tính.

Ở những vùng đồng ruộng thì cỏ Bợ mọc thành từng đám nhanh lan rộng có thể lấn át sinh trưởng của cây lúa nên nông dân xem cỏ Bợ như một loài cỏ gây hại cần diệt trừ.

Thành phần hóa học của cây rau Bợ bốn lá

Theo y học cổ truyền thì người ta đã biết trong Cỏ bợ có nước 84,2%, protid 4,6%, glucid 1,6%, caroten 0,72%, vitamin C 76mg%. Cỏ bợ còn chứa cyclaudenol, toàn thân cây cỏ Bợ được thu hái dùng làm thuốc, có thể dùng ở dạng cây tươi hay phơi khô.

Cỏ bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, nhuận gan, sáng mắt, trị mất ngủ.

Vị thuốc và công dụng chữa bệnh của cây rau Bợ bốn lá

Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép.

Hái cây cỏ về sao vàng hay phơi khô xong sắc cho đặc nước rồi uống chữa rắn độc cắn.Bã thì đắp chổ sưng đau, tắc tia sữa của phụ nử.Liều dùng hàng ngày là 20-30 gam.

Một số bài thuốc từ cây cỏ Bợ bốn lá của báo sức khỏe và đời sống:

– Bài thuốc 1:

Rau bợ 20g, lá sen non 30g tất cả nấu canh ăn hằng ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, mát can thận, an thần hạ áp, trị sang nở, rôm sảy, mày đay, rối loạn chuyển hoá chức năng gan…

– Bài thuốc 2:

Cỏ bợ 30g, thiên hoa phấn 10g, hoài sơn 50g. Cỏ bợ và thiên hoa phấn sắc kỹ lọc lấy dịch chiết rồi cho hoài sơn vào nấu cháo. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, lợi vị, kích thích tuyến tuỵ tiết insulin, ức chế hấp thu đường của tế bào, đồng thời làm chậm quá trình tổng hợp, lên men và đường hóa của tế bào, giúp cơ thể ổn định đường huyết, làm giảm cảm giác thèm ăn ở người tiểu đường. Thích hợp cho những người rối loạn chuyển hoá đường, tiểu đường, ăn uống kém…

– Bài thuốc 3:

Cỏ bợ 50g, rau muống 50g tất cả đem nấu canh, dùng trong 7 – 10 ngày hoặc đến khi hết phù. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm, lợi niệu, tiêu phù, thích dụng trong các trường hợp phù viêm thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, phù do suy tim, phù do tỳ trợ vận kém …

– Bài thuốc 4:

Cỏ bợ 100-200g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt uống liên tục 7- 10 ngày có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, cường thận, mạnh bàng quang, thông niệu đạo, bài sỏi. Thích hợp cho các trường hợp mắc sỏi thận, sỏi bàng quang và niệu quản, trị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không thông trong viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mẩn ngứa, mề đay, rôm sảy…

– Bài thuốc 5:

Cỏ bợ  50-100g, lá sen non 30g, cỏ nhọ nồi 20g, tất cả sơ chế đem xào hoặc nấu canh ăn 5-10 ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải thử, bền vững thành mạch, chống xuất huyết. Thích hợp cho những người chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, suy tĩnh mạch chi, rong kinh, phiền nhiệt, háo khát… Ngoài ra có thể vắt lấy nước cốt uống hằng ngày.

– Bài thuốc 6:

Rau bợ 30-50g, lá vông non 20g, tất cả đem nấu canh ăn 5-7 ngày, bài thuốc có tác dụng  nâng cao chính khí, an thần gây ngủ, thư giãn thần kinh, nhuận tràng. Thích dụng trong các trường hợp: suy nhược thần kinh, làm việc trí óc căng thẳng, đau đầu mất ngủ, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại…

– Bài thuốc 7:

Cỏ bợ 200-300g, rau rửa sạch thái nhỏ, cua đồng 200g, đem sơ chế giã lọc lấy nước cốt. Tất cả đem nấu canh ăn hằng ngày, bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, an thần, bồi bổ cơ thể, kích thích quá trình tổng hợp, phát triển, tái tạo tế bào xương. Tốt cho những người gãy xương, loãng xương, trẻ em còi xương, chậm phát triển chiều cao, thiếu canxi, mới ốm dậy, suy nhược cơ thể…

Chú ý: Rau bợ mọc sâu dưới bùn đất nên khi thu hái chỉ lấy phần thân và lá non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng cho bớt đi vị tanh của bùn. Hơn nữa do rau có tính hàn nên những người tỳ, vị hư nhược hay tỳ thận dương hư có các biểu hiện như lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, ăn uống tích trệ, ậm ạch khó tiêu, chân tay lạnh không nên dùng.

Tổng kết

Cây rau bợ là một loại rau thân thuộc, rất dễ tìm trong vườn hoặc ngoài đồng. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết thêm nhiều về loại rau này và sử dụng hiệu quả.

Nguồn tổng hợp

Thảo luận cho bài: Vị thuốc của cây cỏ Bợ (rau bợ) bốn lá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *