Bệnh đóng dấu Lợn hay bệnh Heo son (Erysipelas suis)

Bệnh đóng dấu lợn do vi khuẩn Erysipelothrixrhusiopathiae gây ra.

Nguyên nhân và lịch sử bệnh

Bệnh đóng dấu lợn do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra. Vi khuẩnErysipelothrix rhusiopathiae là tác nhân gây viêm quầng trên heo, gà tây, gà, vịt, đà điểu, viêm đa khớp trên cừu. Trong đó, heo 3 tháng tuổi đến 3 năm tuổi rất nhạy cảm với bệnh. Vi khuẩn có thể sống sót dai dẳng thời gian dài trong môi trường và trong nước biển. Bệnh xuất hiện từ cuối những năm 1880. Đến nay, bệnh phổ biến trên thế giới, gây nhiều thiệt hại kinh tế.

Đặc điểm nuôi cấy phân lập vi khuẩn

E. rhusiopathiae là trực khuẩn gram dương, không hình thành nha bào, không di động. Trước đây E. rhusiopathiae được mô tả không hình thành giáp mô, trong khi những nghiên cứu gần đây cho thấy sự hiện diện của giáp mô và gợi ý nó có vai trò về độc lực. Khuẩn lạc có 2 dạng là trơn láng (S) và sần sùi (R). Các chủng có khuẩn lạc dạng S gây dung huyết vùng hẹp trên thạch máu kiểu á. Các điều tra cho thấy dạng S thường được nuôi cấy từ các ổ dịch cấp tính trên heo, như sự nhiễm trùng huyết. Khuẩn lạc R không gây dung huyết, thường từ những hội chứng mãn tính như viêm khớp, viêm nội tâm mạc.

E. rhusiopathiae kỵ khí không bắt buộc, thích hợp nuôi cấy ở  CO2 5% hoặc 10 %; vi khuẩn có thể phát triển ở nhiệt độ 5 – 440C, tối ưu ở 30 – 370C. Sự phát triển tối ưu ở môi trường có 5 – 10% huyết thanh, máu, hoặc Glucose 0,1 – 0,5%, Protein hydrolysate, hay Surfactant như Tween 80.

Bệnh đóng dấu Lợn hay bệnh Heo son (Erysipelas suis) - z300 Nguoi chan nuoi 493

Triệu chứng và bệnh tích

 Trên heo: Đóng dấu trên heo gây ra do E. rhusiopathiae là phổ biến nhất và gây tổn thất kinh tế lớn. Có 3 thể lâm sàng:

 Thể nhiễm khuẩn huyết quá cấp tính: Gây chết đột ngột, nái nhiễm trong giai đoạn mang thai có thể gây sảy thai.

 Thể mề đay á cấp tính: Có những tổn thương dạng hình thoi, dạng tròn màu hồng trên da, đặc biệt ở bụng và đùi. Chót tai, đuôi bị ảnh hưởng, mô bị chết và tróc ra.

Bệnh đóng dấu Lợn hay bệnh Heo son (Erysipelas suis) - z300 Nguoi chan nuoi 494

Heo sốt cao, xuất huyết đỏ mình dạng đồng tiền hoặc hình thoi như quả trám, đôi khi hình thành mảng to,… Sau đó nếu có điều trị sẽ “tróc vảy” thành mảng (heo mặc áo tơi). Nước tiểu vàng đến đỏ do xuất huyết thận. Phân nhuốm máu hoặc nâu đen do xuất huyết tiêu hóa.

 Thể mãn tính: Viêm nội tâm mạc hoặc viêm khớp.

 Viêm khớp: Thường ở heo sống sót sau khi qua giai đoạn bệnh cấp tính, khớp sưng to, chân bại, hoặc khập khiễng, khả năng tăng trọng kém.

Bệnh đóng dấu Lợn hay bệnh Heo son (Erysipelas suis) - z300 Nguoi chan nuoi 495

Viêm nội tâm mạc: Thường xảy ra ở heo lớn bắt từ những trại có heo bị bệnh mãn tính. Bệnh có thể làm cho van tim sần sùi, sợi fibrin đóng ở van tim làm hẹp lỗ van làm trở ngại tuần hoàn ở van, van tim làm thay đổi sự lưu thông bình thường của máu, gây thở khó có thể chết đột ngột.

Heo nhà được xem là động vật chứa mầm bệnh E. rhusiopathiae chính. Vi khuẩn được phát tán bởi phân, nước tiểu, nước bọt, dịch mũi,… vật bệnh; chúng có thể gây nhiễm gián tiếp qua thức ăn, nước uống, đất, chuồng trại,… Hơn nữa, có khoảng 20 – 40% (có nơi đến 98%) heo khỏe mang trùng ở mô bạch huyết đường tiêu hóa, đặc biệt ở hạch amidan. Chuột, côn trùng có thể mang mầm bệnh và là yếu tố phụ trong truyền bệnh.

Các mầm bệnh kế phát: Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes. Các loài khác: Giống như heo, E. rhusiopathiae gây nhiễm trên nhiều loài gia súc và động vật có vú hoang dã (cả loài có vú sống ở biển), thú kiểng, chim hoang dã và người.

Viêm đa khớp trên cừu, cừu con, viêm quầng trên bò, vịt, gà tây,… cũng là dấu hiệu gây ra bởi  E. rhusiopathiae.

Bệnh đóng dấu Lợn hay bệnh Heo son (Erysipelas suis) - z300 Nguoi chan nuoi 496

Bệnh đóng dấu Lợn hay bệnh Heo son (Erysipelas suis) - z300 Nguoi chan nuoi 497

Bệnh tích:

Bệnh đóng dấu Lợn hay bệnh Heo son (Erysipelas suis) - z300 Nguoi chan nuoi 498

 

Phòng bệnh

Phòng bằng vaccine: Dùng Vaccine đóng dấu heo ER Bac® Plus tiêm bắp 2 ml/liều cho heo khỏe trên 3 tuần tuổi, liều thứ 2 sau khoảng 3 – 4 tuần, bảo vệ khoảng 20 tuần, lặp lại mỗi 6 tháng 1 liều.

Phòng bằng chăm sóc, nuôi dưỡng: Định kỳ phun thuốc sát trùng: 1 – 2 lần/tháng. Có thể dùng Vime Iodine 15ml/4 lít nước hoặc Disina 100 ml/40 lít nước. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, có thể dùng Vime C Electrolyte 1 g/2 – 4 lít nước để chống stress, nâng cao sức đề kháng cho heo.

Bệnh đóng dấu Lợn hay bệnh Heo son (Erysipelas suis) - z300 Nguoi chan nuoi 499

 

Phác đồ điều trị

 Kháng sinh: E. rhusiopathiae nhạy cảm cao với Penstrep, Ceptifi, Ceptiket. E.Rhusiopathiae cũng nhạy cảm thay đối với Chloramphenicol, Tetracycline, Erythromycin. Hầu hết các chủng đề kháng với Aminoglycoside, Trimethoprim-Sulphamethoxazole, Polymyxin, Sulphonamide, Streptomycin, Novobiocin, vancomycin.

 Kháng viêm:

+ Corticoid: Dexa, Dexalong, Preso (nếu heo không mang thai).

+ Non-corticoid: Ketovet, Loxic, …

Thuốc hỗ trợ nhằm trị một số triệu chứng:

+ Vitamin K: Chống xuất huyết.

+ Urotropin: Giúp thải nhanh độc tố.

+ Vimesen: Hỗ trợ hệ cơ, giảm nguy cơ viêm cơ tim.

+ Wound care, Vime Blue: Chăm sóc vết thương.

+ Bồi dưỡng: Vime Canlamin hoặc Calci-B12, Vime ATP, Vitamin C.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Bệnh đóng dấu Lợn hay bệnh Heo son (Erysipelas suis)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *