Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, sáng sớm có sương mù dầy đặc chính là môi trường thích hợp cho vi trùng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể của gia súc, đặc biệt là những thời điểm giao mùa, gặp mưa sẽ phát sinh bệnh trên đàn gia súc bệnh thường gặp nhất là tụ huyết trùng, vậy chăm sóc điều trị heo bị bệnh tụ huyết trùng như thế nào?
Chăm sóc heo bệnh (Hình minh họa)
Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm gây ra do trực cầu khuẩn Pasteurella multocida gây ra với chứng tụ huyết, xuất huyết ở những vùng da non trên cơ thể. Sau cùng vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết toàn thân. Vi trùng xâm nhập chính qua đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống vào cơ thể. Sự xâm nhập dễ dàng nếu niêm mạc có vết thương. Vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp nhất là phần hô hấp trên.
Thời gian nung bệnh tối đa 2 ngày gồm 3 thể nếu heo bị mắc nhiều có thể trở thành dịch bệnh ở heo:
Thể quá cấp tính: Thể này phát ra ở thời kỳ đầu ổ dịch, bệnh ít xảy ra, thời gian ngắn vài giờ, heo bị phát bệnh lăn ra chết. Trước khi chết thấy heo khỏe mạnh, bỏ ăn sốt cao 420C. Sau vài giờ heo khó thở, sau một hồi heo bị kích thích thần kinh chạy lung tung kêu la rồi lăn ra chết.
Thể cấp tính: Heo mắc bệnh phổ biến ở thể này, heo ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn, ít vận động, sốt 410C. Niêm mạc mũi có hiện tượng viêm sưng ửng đỏ, rối loạn hô hấp. Lúc đầu heo thở nhanh không đều sau khó thở, ho khan, ho từng tiếng, sau ho liên tục. Khi ho, ngồi như chó. Nhịp tim tăng, heo run rẩy chảy nước mắt, da ở tai, đùi, dưới da bụng nổi lên từng đám có màu đỏ. Vài hôm sau chuyển sang màu tím. Hầu của heo bị sưng thủy thủng nặng kéo dài đến tận ngực rồi chết.
Thể mãn tính: Thể này thường tiếp theo thể cấp tính nhưng nhẹ hơn chủ yếu là hô hấp, con vật thở khó, thở nhanh, thở khò khè, ho từng hồi, ho liên miên kéo dài. Hiện tượng viêm khớp, sưng khớp, sưng đầu gối, heo đi khập khểng. Ở thể nặng miệng xuất hiện màng giả trắng đục có mùi hôi. Sau 5-6 tuần heo chết do suy nhược.
Chăm sóc heo bệnh (Hình minh họa)
Điều trị có thể sử dụng các phác đồ sau:
Phác đồ 1:
- – Thuốc điều trị: Kanamycin dùng liều 30mg/kg thể trọng tiêm bắp phối hợp với Sulfamerazin với liều 50mg/kg thể trọng cho uống. Dùng thuốc liên tục 4 – 5 ngày.
- – Thuốc chữa triệu chứng và nâng cao thể trọng: tiêm Analgin để hạ nhiệt; tiêm cafein, vitamin B1, C để nâng cao thể trạng.
- – Hộ lý: cách ly để điều trị; giữ chuồng khô sạch và phun thuốc sát trùng (Iodin 1%) 1-2 lần/tuần; nuôi dưỡng, chăm sóc tốt vật bệnh.
Phác đồ 2:
- – Thuốc điều trị: Enrovet 10% (HN Enrovet 50T, RTD Enrofloxacin) tiêm 1 ml/20 kg thể trọng vào bắp thịt; dùng thuốc 3-5 ngày.
- – Thuốc chữa triệu chứng và nâng cao thể trọng: như Phác đồ 1.
- – Hộ lý: như Phác đồ 1.
Phác đồ 3:
- – Thuốc điều trị: Ceptiofur (Hanceft, RTD Septicus…). Dùng liều 1ml/10 – 15kg thể trạng; dùng thuốc 3 ngày.
- – Thuốc chữa triệu chứng và nâng cao thể trọng: như Phác đồ 1.
- – Hộ lý: như Phác đồ 1.
Phác đồ 4:
- – Thuốc điều trị: Clorphenicol (Hanflor, RTD Flarfen). Dùng liều 1ml/20kg thể trọng; tiêm 2 ngày/lần.
- – Thuốc chữa triệu chứng và nâng cao thể trạng: như Phác đồ 1.
- – Hộ lý: như Phác đồ 1.
Tụ huyết trùng là một trong các loại bệnh ở heo dễ mắc phải vì thế bà con cần chú ý phòng tránh để không để lại hậu quả nặng nề.
Chúc bà con thành công!
Video Phác đồ điều trị bênh Ecoli ghép tụ huyết trùng cấp tính cho lợn
Nguồn: sưu tầm