Cách phòng trị bệnh khô vằn hại ngô

Hướng dẫn bà con cách phòng trị bệnh khô vằn hại ngô nhằm mang lại năng suất và chất lượng ngô cao.

Cách phòng trị bệnh khô vằn hại ngô - benhkhovan clip image002 500x281

Triệu chứng bệnh

Bệnh gây hại ở khắp các vùng trồng ngô. Nấm bệnh có thể gây hại cho ngô từ khi mới nảy mầm đến khi thu hoạch. Mầm bị nhiễm bệnh, trên rễ mầm và thân mầm thường có những vết bệnh màu nâu. Ngô bị nhiễm bệnh trong giai đoạn mầm thường còi cọc và vàng. Song biểu hiện rõ và nặng của bệnh là ở giai đoạn cây ngô trỗ cờ đến làm hạt.
Trên lá, lá bao bị bệnh, ban đầu thường xuất hiện những đốm nhỏ dạng dội nước sôi, vết bệnh lớn dần không có hình dạng nhất định, xung quanh có viền xanh sẫm hay mầu nâu. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành đám lớn dạng vằn da hổ. Vết bệnh trên phiến lá và lá bao cũng giống như vết bệnh trên bẹ lá. Khi trời ẩm ướt trên mặt vết bệnh phủ lớp sợi nấm màu trắng và nhữnh hạch nấm xốp khi còn non có màu trắng, khi già chuyển màu nâu. Hạch nấm là nguồn lây nhiễm của nấm bệnh. Bệnh làm giảm năng suất và cây bị bệnh nặng hạt ngô sẽ bị lép.

Nguyên nhân bệnh

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Hạch nấm tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh và hạt giống là nguồn lan truyền bệnh trên đồng ruộng.

Biện pháp phòng trừ

Không chọn những bắp bị bệnh để làm giống. Lựa chọn các giống có khả năng kháng bệnh để trồng. Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây bệnh. Cày ải hoặc ngâm dầm để diệt hạch nấm. Xử lý hạt giống bằng Rovrral (2g/ 10kg hạt). Khi ngô đã lớn làm sạch cỏ, bóc sạch bẹ và lá bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế bệnh và ruộng ngô thông thoáng. Dùng chế phẩm nấm đối khángTrichoderma ủ với phân chuồng bón cho ngô, lượng dùng 80 – 100 kg/ha (4 kg/ sào Bắc bộ). Phun trừ bệnh bằng thuốc Validamicin 3 SC, pha nồng độ 0,2-0,25%.
Nguồn: tiennong.vn

Thảo luận cho bài: Cách phòng trị bệnh khô vằn hại ngô

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *