Cách phòng trị bệnh thường gặp trên cây Xoài

Xoài là loài cây ăn quả xứ nhiệt đới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở VIệt Nam, là loài cây trồng kinh tế.Ngoài ra xoài còn là loài cây che bóng, trang trí không gian vườn có giá trị thẫm mỹ cảnh quan rất cao.

Xoài có tên khoa học Mangifera indica, thuộc họ Anacardiaceae. Cây có thể cao 40m, nhưng thông thường khoảng 10-15m, có tán lớn và có thể sống đến 100 năm. Ở vùng đất cao hay đồi núi rễ có thể mọc sâu đến 9m. Ở vùng đất thấp rễ mọc đến mực thuỷ cấp.Xoài trồng từ hột, sau 6-8 năm sẽ cho trái.

1. Sâu đục trái

Đây là đối tượng gây hại rất nghiêm trọng trên xoài. Thành trùng là một loại bướm màu trắng ngà, sải cánh dài 2-3cm, hoạt động về đêm. Chúng đẻ trứng dưới lớp vỏ ở phần đít trái xoài, trứng nở ra sâu non có khoan hồng đậm, đục thẳng vào hột để ăn hột xoài. Sau khi sâu lớn sẽ buông mình xuống và chui vào đất để hoá nhộng, sau đó vũ hoá thành bướm gây hai tiếp. Tỉ lệ gây hại có khi đến 30-35%.

* Phòng trị:

+ Phun các loại thuốc thuộc nhóm cúc tổng hợp, định kỳ 7 ngày/lần.

+ Loại bỏ các trái có dấu đục, không để rơi vãi trên mặt đất.

+ Dùng loại bao đặc biệt để bao trái lúc con nhỏ.

Cách phòng trị bệnh thường gặp trên cây Xoài - cach phong tri benh thuong gap tren cay xoai 640x480

2. Ruồi đục trái

Gây hại trên xoài, táo, nhãn… Ấu trùng không những gây hại cho trái mà còn hạn chế khả năng xuất khẩu xoài sang các nước khác.Ruồi có kích thước nhỏ hơn ruồi nhà, màu nâu vàng, ngực có 2 sọc vàng, cánh không màu.Ruồi cái đục võ trái (lúc trái già) và đẻ trứng dưới lớp vỏ. Trứng nở thành giòi nhỏ, nằm bên trong ăn thịt trái. Trái bị giòi thu7ng2 do bị bội nhiễm nấm nen bi lên men, thối rữa và rụng đi.

* Phòng trị:

+ Điều khiển xoài ra hoa sớm, tránh lúc mưa đầu mùa là thời điểm mật độ ruồi rất cao.

+ Bao trái, đây là biện pháp rất hiệu quả.

+ Tiêu huỷ trái rụng để diệt giòi.

+ Dùng bẫy bằng chất dẫn dụ (cây é tía hay chất trích ly từ cây é tía).

+ Phun thuốc theo định kỳ.

3. Rầy xoài

Còn gọi là rầy nhảy, hình dáng tương tự ve sầu nhưng nhỏ hơn. Rầy dài 3-5 mm, hơi nâu chích hút ở đọt, mặt dưới lá và phát hoa. Rầy còn tiết ra mật gây bệnh bồ hóng lá, làm cây phát triển kém. Hiện nay rầy là đối tượng gây hại số 1. Khả năng kháng các loại thuốc cũ như Bassa, Mipcin, Trebon rất cao.

* Phòng trị:

Sử dụng thuốc Admire, Confidor, Applaud, Butyl.

4. Con cắt lá

Là loại côn trùng cánh cứng rất nhỏ bằng cọng chân nhang, dài 22 mm, có một vòi dài là 2 mảnh ghép lại dùng để cắt lá non. Chúng xuất hiện vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Chúng cắt cuống lá non vừa mới nhú hoặc lá chưa chuyển sang màu xanh, làm cho chồi non không có lá, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.

* Phòng trị:

Trong giai đoạn cây ra lá non, cần theo dỏi thường xuyên (2 ngày /lần). Nếu thấy có dấu hiệu gây hại lập tức phun thuốc trừ sâu nhóm cúc tổng hợp.

5. Sùng đục thân

Thành trùng là loài bọ cánh cứng có râu dài. Chúng thường đẻ trứng vào vết thương của cây, quanh gốc cây hoặc những nơi kính đáo nơi có lớp vỏ bong ra (cây già). Ấu trùng đục phần dưới lớp vỏ để ăn, sau đó hoá nhộng trong bao kén trắng nằm bên trong lớp vỏ cây. Ấu trùng gây ra vết thương tạo điều kiện để cho nấm xâm nhập và phát triển làm hư lớp vỏ quanh thân, nếu nặng cây có thể chết.

* Phòng trị:

Nên thường xuyên kiểm tra quanh gốc xoài, nhất là ở những cây lâu năm có lớp vỏ bong ra. Nếu thấy có lớp mạt nhỏ ùn ra, dùng dao vạt vỏ, khi phát hiện dùng dây kẽm móc ra, trám đất sét lại.

6. Sâu ăn bông

Thành trùng là loài buớm đêm nhỏ, có màu nâu, sải cánh khoảng 18 mm. Sâu màu đỏ nâu, đầu đen. Ban ngày sâu nằm trong bao tơ mỏng ở cuống phát hoa, ban đêm chui ra ăn bông. Nên phun thuốc định kỳ thuộc nhóm cúc tổng hợp.

7. Rệp sáp

Chích hút nhựa ở nhánh non và cuống trái. Đây là loại rệp hay chích hút trên cam quít.

Phòng trị :bằng thuốc Supracide 40 ND.

BỆNH HẠI XOÀI

1.Bệnh thán thư (Nấm Colletotrichum gloeosporioides)

Là loại bệnh nguy hiểm nhất, thường gây hại trong mùa mưa hoặc những lúc đêm có sương. Nấm bệnh tấn công cành non, lá non, hoa và trái.

Trên hoa, bệnh làm rụng hoa và hư phát hoa.

Ở lá, đốm bệnh màu xám nâu, tròn hay góc cạnh, tạo đốm cháy lá và rách lá, cuối cùng lá bị rụng.

Trên trái, bệnh lúc đầu chỉ tạo các chấm nâu nhỏ, sau đó phát triển thành các đóm thối đen lõm xuống vỏ trái làm trái bị chín háp hoặc hư hỏng khi tồn trữ (nếu nhiễm muộn). Bào tử nấm có thể mọc mầm sau 6 giờ trong giọt nước nên gây hai rất nhanh.

2. Bệnh thối trái khô đọt (Nấm Diplodia natalensis)

Bệnh gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm, nhất là vào mùa mưa. Trên nhánh mang đọt xuất hiện các đốm sậm màu, lan dần trên các cành non, cuống lá làm lá biến màu nâu, bìa lá cuốn lên. Cành bị khô nhăn và có thể chảy mủ.Chẻ dọc cành bệnh, bên trong các mạch dẫn nhựa bị nhiễm nâu tạo thành các sọc màu nâu.Bệnh thường tấn công trái trong giai đoạn tồn trữ hay vân chuyển, làm thối phần thịt trái nơi gần cuống trái hoặc những nơi có phần vỏ trái bị trầy trụa. Khi hái trái không chừa cuống, bệnh rất dễ xâm nhập và lây lan chỉ sau 2-3 ngày, nhất là khi gặp điều kiện ẩm.

* Phòng trị:

Tránh làm dập trái hoặc rụng cuống khi hái trái. Phun Benlate (0,01%), Copper-B (0,1%) với số lượng 10 lít/cây khoảng 2 tuần trước khi thu hoạch. Trái sau khi hái phải xử lý bằng nước ấm (55OC) có chứa Benlate 0,06-0,1%, cách này có thể phòng cã bệnh thối trái và bệnh thán thư. Cũng có thể nhúng trái vào dung dịch gốc đồng hay dung dịch Borax (0,6%).Phong trừ bệnh trên cây con ghép cần chọn mắt ghép trên cây khoẻ mạnh, sạch bệnh và nên vệ sinh kỹ dụng cụ ghép.

3. Bệnh cháy lá (Nấm Macrophoma mangiferae).

Bệnh phát triển nặng trong mùa mưa, gây hại cả lá, nhánh và trái. Đốm bệnh lúc đầu nhỏ như đầu kim có màu vàng, sau lớn dần có màu nâu nhạt, sau chuyển thành màu nâu đậm, có viền màu tím sậm. Phần giữa vết bệnh có màu xám tro có các vết đen là những ổ nấm. Vết bệnh ở lá có hình bầu dục hay biến dạng, khi lan dần vào cuống lá làm chóp lá bí cháy khô.

Trên trái, đóm bệnh tròn úng nước, sau đó lan nhanh làm thối trái. Bệnh lây lan nhờ nước mưa.

Phòng trị bệnh :bằng cách cắt bỏ và tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh để giảm nguồn lây lan. Phun Copper- Zine, Copper-B, Zineb hay Benomyl.

4. Bệnh đốm lá (Nấm Pestalotia mangiferae)

Tấn công cả lá và trái qua vết thương hay vùng tiếp xúc. Trên lá, đốm bệnh có hình bầu dục to, màu nâu nhạt, tâm sáng trắng có thể làm rách lá. Trên trái, bệnh làm thành vùng nhiễm có màu nâu đen, vùng nhiễm bệnh nhăn nheo. Bệnh thường gây hai nhẹ, có thể phòng trị như ở bệnh cháy lá.

Ngoài ra trên cây xoài còn bị một số bệnh hại khác như: Bệnh bồ hóng, Bệnh phấn trắng, bệnh đốm vi khuẩn và bệnh da ếch…

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Cách phòng trị bệnh thường gặp trên cây Xoài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *